Seminar: Một số biện pháp dạy học Xác suất Thống kê ở trường Đại học Kinh tế Nghệ an theo hướng gắn liền với thực tiễn.

              Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cá nhân đã đăng ký trong kế hoạch hoạt động năm học 2023-2024, được sự nhất trí của Phòng Quản lý Đào tạo - Khoa học và Hợp tác quốc tế, BCN Khoa CNTT, sáng  ngày 29/02/2024, tổ Khoa học và Kỹ thuật tính toán tổ chức chương trình Seminar cấp tổ với chủ đề: :  ’’ Một số biện pháp dạy học xác suất thống kê ở trường đại học kinh tế nghệ an theo hướng gắn liền với thực tiễn’, dưới sự chủ trì của Th.S Trần Hà Lan trình bày của báo cáo viên Th.S.  Bùi Thị Thanh.

Th.S. Bùi Thị Thanh trình  bày tại buổi Seminar

              Đổi mới giáo dục Đại học, trong nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành TW khóa XI đã nhấn mạnh “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Chương trình đào tạo bậc Đại học, mục tiêu của tất cả học phần hướng đến việc sinh viên tiếp cận với các vấn đề thực tiễn, đăc biệt là vấn đề nghề nghiệp. Vì vậy việc phát triển năng lực thực tiễn, năng lực nghề nghiệp là cấp thiết và cần thiết đối với người học. Xác suất và thống kê là có nguồn gốc và ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Học phần thuộc khối kiến thức cơ bản, môn bắt buộc với các ngành học khối kinh tế, kỹ thuật. Do vậy dạy học học phần này gắn liền với thực tế là vấn đề cần nghiên cứu.

              Dạy học Xác suất Thống kê (XSTK) theo hướng gắn liền với thực tiễn và nghề nghiệp được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như Trần Thị Hoàng Yến (2012)(1) “Vận dụng dạy học theo dự án trong môn Xác suất và Thống kê ở trường Đại học”; Nguyễn Thị Thu Hà (2014)(2) “Dạy học Xác suất Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên khối kinh tế, kĩ thuật”; Lê Thị Hoài Châu (2011)(3) “Dạy học thống kê ở trường phổ thông và vấn đề nâng cao năng lực hiểu biết Toán cho học sinh”; Đồng Thị Hồng Ngọc (2022)(4) “Dạy học mô hình hoá trong xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh”. Các tác giả đều khẳng định dạy học học phần theo hướng thực tiễn là cần thiết. Có kết quả là sinh viên từng bước giải quyết các bài toán thực tế có yếu tố XSTK.

              Đặc thù đào tạo tại các cơ sở là khác nhau, nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra đồng thời tạo động lực cho sinh viên khi học các môn đại cương, tác giả đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học học phần XSTK tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

              Trong buổi Seminar, Th.S. Bùi Thị Thanh  đã trình bày một số vấn đề sau:

1. Thực trạng dạy học học phần xác suất thống kê ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

2. Một số biện pháp dạy học học phần xác suất thống kê ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An nhằm gắn liền với thực tiễn.

2.1. Lựa chọn, bổ sung hệ thống các ví dụ, bài tập để rèn luyện các kỹ năng mô hình hóa Toán học cho sinh viên.

              + Quy trình mô hình hóa: Quá trình mô hình hóa (MHH) là xuất phát từ tình huống, vấn đề thực tiễn và kết quả trả về là câu trả lời cho bài toán thực tiễn. Áp dụng phương pháp mô hình hóa vào dạy học giúp phát triển năng lực liên hệ với thực tiễn và năng lực giải quyết vấn đề.

              + Mục đích của biện pháp: bổ sung, lựa chọn các ví dụ bài tập học phần gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp và đồng thời từ đó giảng viên sử dụng MHH toán học giúp sinh viên tiếp cận với các tình huống thực tế và giải quyết vấn đề.

              + Cách thức: Bên cạnh các ví dụ minh họa củng cố cho kiến thức bài học, các bài tập luyện tập có chứa nội dung thực tiễn, giảng viên bổ sung các bài toán thực tế

              + Ví dụ.

2.2  Thiết kế các dự án học tập chứa đựng tình huống gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp

+ Các bước dạy học theo dự án.

              Bước 1: Lựa chọn chủ đề và xác định mục tiêu.

              Bước 2: Xây dựng câu hỏi định hướng.

              Bước 3: Dự kiến kế hoạch hoạt động của sinh viên.

              Bước 4: Lập kế hoạch kiểm ra, đánh giá dự án.

+ Mục đích của biện pháp.

              + Ví dụ.

2.3   Tạo cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) trong quá trình dạy học

              Quá trình thống kê cần phân tích, xử lý dữ liệu mà không có công nghệ rất khó thực hiện. Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học góp phần gắn liền học phần với thực tiễn.

+ Mục đích biện pháp:  Giúp cho SV có khả năng sử dụng CNTT vào môn XSTK như một công cụ hỗ trợ hiệu quả. Biện pháp này góp phần giúp đáp ứng chuẩn về CNTT trong hệ thống chuẩn đào tạo của các trường Đại học.

+ Các nội dung có thể sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ.

    Xây dựng tình huống: sử dụng CNTT để thu thập, mô phỏng bộ dữ liệu nhờ các bảng hỏi trên Google form, bảng bình chọn trên mạng xã hội, ghi âm, video,…

   Lưu trữ, truyền dữ liệu: sử dụng google drive, onedrive, icloud,…

   Phân tích, xử lý bộ dữ liệu: Thay đổi bộ dữ liệu để đưa về bài toán chuẩn; thực hiện phép toán để đưa ra lời giải các bài toán toán học.

   Đánh giá kết quả: So sánh, đối chiếu các kết quả thu được tương ứng với giả thuyết xây dựng và khi thay đổi các giả thuyết.

+ Ví dụ.

Các giảng viên tham gia thảo luận

             Nội dung buổi Seminar được đánh giá có tính thiết thực và hữu ích. Đã lựa chọn, bổ sung hệ thống các ví dụ, bài tập để rèn luyện các kỹ năng mô hình hóa Toán học cho sinh viên.Thiết kế các dự án học tập chứa đựng tình huống gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp. Tạo cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) trong quá trình dạy học

              Buổi seminar đã diễn ra thành công tốt đẹp và nhận được nhiều ý kiến thảo luận đến từ các giảng viên tổ bộ môn.

              Kết thúc Seminar, ThS. Trần Hà Lan, tổ trưởng tổ Khoa học và Kỹ thuật tính toán  - Chủ trì buổi Seminar tổng kết, đánh giá chất lượng của nội dung buổi học thuật. Đại diện lãnh đạo khoa đã ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo của tác giả, tính khoa học và sự cần thiết của buổi Seminar đối với giảng viên, đồng thời đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc của tổ bộ môn.

Tin bài và ảnh: Tổ Khoa học và Kỹ thuật tính toán


Bài viết khác