Hội nghị Công tác thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục

            Sáng ngày 29 tháng 3 năm 2024, tại Trường Đại học Vinh, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức Hội nghị công tác thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học.

Toàn cảnh Hội nghị

          Chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Chánh thanh tra Bộ giáo dục & Đào tạo Nguyễn Đức Cường và các thành viên của Vụ pháp chế, Thanh tra BGD&ĐT, cùng sự có mặt của hơn 300 đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

                 Các đại biểu Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tham dự Hội nghị

          Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã cử đại diện Ban giám hiệu và các cán bộ thuộc phòng Thanh tra- Khảo thí & QLCL tham dự Hội nghị.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

          Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nêu lên tầm quan trọng về vị trí, vai trò của công tác thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đại học. Thứ trưởng khẳng định, công tác thanh tra nội bộ chính là công cụ giám sát để giúp các trường đại học thực hiện nhiệm vụ theo đúng các quy định của pháp luật. Việc các trường quan tâm đến công tác thanh tra nội bộ chính là góp phần đảm bảo chất lượng các hoạt động của Nhà trường.

       Chánh thanh tra Nguyễn Đức Cường báo cáo đề dẫn tại hội nghị

          Hội nghị đã được nghe Chánh thanh tra Nguyễn Đức Cường trình bày Báo cáo đề dẫn công tác thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học. Bài báo cáo đề cập đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra giáo dục, thực trạng về công tác thanh tra nội bộ trong các CSGD đại học hiện nay và nêu ra một số vấn đề xin ý kiến thảo luận tại hội nghị.

Ban chủ trì Hội nghị điều hành phiên thảo luận

          Phần thảo luận Hội nghị diễn ra sôi nổi với 10 ý kiến của các đại biểu đến từ các đơn vị, trong đó có 07 ý kiến đến từ các đơn vị chuyên trách về công tác thanh tra là Ban/phòng thanh tra gồm các đại học và các trường đại học, 02 ý kiến với vai trò là lãnh đạo các trường đại học và 01 ý kiến đến từ Vụ pháp chế. Nội dung thảo luận xoay quanh các vấn đề về việc triển khai thực hiện, các băn khoăn vướng mắc về các văn bản, thông tư và một số đề xuất để thực hiện công tác thanh tra nội bộ đạt hiệu quả.

Trưởng ban Thanh tra-Pháp chế Thái Thị Tuyết Dung- Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

PGS.TS. Nguyễn Tú Oanh - Trường Đại học Luật-Tp Hồ Chí Minh

TS. Nguyễn Thị Thu - Trường Đại học Vinh

Đại biểu đến từ Trường Đại học Trà Vinh

PGS.TS.Nguyễn Thị Hoàng Lương- Trường ĐHKHTN- ĐHQG Hà Nội

Đại biểu đến từ Trưởng Đại học Mở Hà Nội

Đại biểu đến từ Trường Đại học Duy Tân

TS. Trần Đình Thám- Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn- Hiệu trưởng Trường Đại học Công thương

          Chủ trì Hội nghị cũng đã tận tình giải đáp các câu hỏi đến từ các đại biểu tham dự hội nghị, đồng thời làm rõ một số nội dung trong việc sửa đổi thông tư 51, một số giải pháp trong thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ làm công tác thanh tra cũng như nâng cao nhận thức của người quản lý trong hoạt động thanh tra nội bộ.

          Bế mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Ngọc Thưởng đã đưa 5 kết luận chỉ đạo về công tác thanh tra nội bộ trong thời gian tới, cụ thể như sau:

1. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đại học chính là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

2. Thanh tra Bộ GD&ĐT kịp thời sửa đổi thông tư 51 để phù hợp với Luật thanh tra năm 2022 và Nghị định 43 hướng dẫn thực hiện Luật thanh tra.

3. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải tổ chức các hội nghị, tập huấn chuyên đề cho các trường một cách hiệu quả.

4. Có hình thức tuyên dương khen thưởng kịp thời các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt công tác thanh tra nội bộ.

5. Các cơ sở giáo dục đại học cần nâng cao nhận thức về thanh tra nội bộ: vị trí, vai trò, tác dụng của công tác này để có sự đầu tư về con người, cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời, hiệu quả, đảm bảo thanh tra nội bộ thực sự là “cánh tay nối dài” của lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học.

Một số hình ảnh tại Hội nghị 

Tin bài: Phòng Thanh tra-Khảo thí & QLCL

 

 

 


Bài viết khác