Quy chế làm việc đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025

Để đảm bảo cho mọi hoạt động của Đại hội được tổ chức theo đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, Đại hội Đảng bộ Trường ĐHKT Nghệ An quy định quy chế làm việc như sau:

 

                                                                                                                          ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

NHIỆM KỲ 2020 - 2025

ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI

*

QUY CHẾ LÀM VIỆC

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

NHIỆM KỲ 2020 – 2025

 

Căn cứ Điều lệ Đảng cộng sản Việt nam (khóa XI);

Căn cứ Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244 – QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)

Căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị; Thông tri số 13 - TTr/TU ngày 28/10/2019 của Tỉnh ủy Nghệ An; Hướng dẫn số 10-HD/Th.U ngày 15/11/2019 của Thành ủy Vinh về tổ chức Đại hội Đảng các cấp.

Để đảm bảo cho mọi hoạt động của Đại hội được tổ chức theo đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, Đại hội Đảng bộ Trường ĐHKT Nghệ An quy định quy chế làm việc như sau:

I. Quy định chung.

Đại hội làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; các quyết định của Đại hội đều phải được quá một nửa (trên 50%) tổng số đại biểu của Đại hội đồng ý; các quyết định, điều hành thuộc thẩm quyền của Đoàn chủ tịch phải được trên một nửa (trên 50%) số thành viên tán thành.

II. Đoàn chủ tịch Đại hội.

Đoàn Chủ tịch Đại hội là người thay mặt Đại hội điều hành mọi công việc trong thời gian diễn ra Đại hội, số lượng 03 đ/c do Cấp ủy đương nhiệm đề nghị. Đại hội biểu quyết thông qua bằng thẻ đảng viên.

Nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch Đại hội:

1. Điều hành công việc của Đại hội theo chương trình, qui chế đã được Đại hội biểu quyết thông qua; phân công thành viên điều hành các nội dung cụ thể của Đại hội;

2. Chuẩn bị và định hướng các nội dung để đại biểu thảo luận.

3. Tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu tham dự Đại hội.  

4- Điều hành việc bầu cử

5- Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng, cơ cấu cấp ủy; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

6- Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.

7- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

8- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

9- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.

10- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử. 

11. Tổng kết, bế mạc Đại hội

III. Thư ký Đại hội.

Thư ký đại hội là đại biểu chính thức, số lượng 02 đ/c do cấp ủy đương nhiệm đề nghị. Đại hội biểu quyết thông qua bằng thẻ đảng viên.

Nhiệm vụ của đoàn thư ký

1- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đoàn chủ tịch, của đại hội liên quan đến bầu cử.

2. Tiếp nhận phiếu đăng ký phát biểu; các bài tham luận của Đại biểu chuyển cho Đoàn chủ tịch Đại hội.

3. Tiếp nhận đơn thư và các tài liệu có liên quan đến Đại hội.

4. Giúp Đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi Đại hội bầu Ban kiểm phiếu. Chuẩn bị phiếu bầu cử, phiếu lấy ý kiến cho Đại hội

5- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp ủy khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội. 

IV. Ban kiểm phiếu

Ban kiểm phiếu có số lượng 5 đ/c, là đại biểu chính thức, không có tên trong danh sách bầu cử, có trưởng ban, phó ban và ủy viên. Ban kiểm phiếu do Đại hội bầu hoặc ủy quyền cho Đoàn chủ tịch đại hội đề nghị số lượng và danh sách, Đại hội biểu quyết thông qua bằng thẻ đảng viên.

Trường hợp kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật do Đoàn chủ tịch chỉ định.

Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc. 

Nhiệm vụ của Ban kiểm phiếu

1. Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong hòm phiếu, phát phiếu, thu phiếu, công bố số phiếu phát ra, thu vào và kiểm phiếu đảm bảo khách quan, chính xác.

2. Xem xét và kết luận các phiếu bầu không hợp lệ và những kiến nghị, khiếu nại về bầu cử báo cáo Đại hội.

3. Lập biên bản kiểm phiếu và công bố kết quả những người trúng cử trước Đại hội. Lập biên bản kiểm phiếu đối với trường hợp lấy ý kiến tín nhiệm nhân sự báo cáo Đoàn chủ tịch.

4. Niêm phong phiếu bầu để Đoàn chủ tịch Đại hội giao cho cấp ủy khóa mới.

V. Trách nhiệm, quyền hạn của Đại biểu.

Nêu cao ý thức trách nhiệm, tập trung trí tuệ tham gia ý kiến, thảo luận, biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội; bầu cử theo Quy chế bầu cử trong đảng; tham gia các hoạt động của Đại hội theo sự điều hành của Đoàn chủ tịch.

Mang theo thẻ đảng viên và sử dụng thẻ đảng theo hướng dẫn của Đoàn chủ tịch.

Trong thời gian đại hội làm việc tại hội trường: đại biểu không nói chuyện, làm việc riêng; không tranh thủ kết hợp giải quyết các công việc khác, không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc lá; ngồi đúng vị trí BTC Đại hội quy định.

Khi có việc cần thiết vắng mặt trong thời gian đại hội phải báo cáo và được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch Đại hội.

Trang phục của đại biểu phải trang nghiêm, lịch sự và đeo phù hiệu của Đại hội và Huy hiệu đảng (nếu có).

VI. Chế độ thông tin và phát biểu trong ĐH.

1. Phát biểu ý kiến tại hội trường:

Các ý kiến tham luận tại hội trường phải được chuẩn bị bằng văn bản, đăng ký trước (qua đoàn thư ký) và được sự nhất trí của Đoàn chủ tịch. Mỗi đại biểu chỉ nên phát biểu một lần, thời gian không quá 8 phút.

Khi cần tranh luận đại biểu ngồi tại chỗ giơ tay và chỉ được phát biểu khi Đoàn chủ tịch cho phép.

Các bài viết bằng văn bản của đại biểu gửi Đoàn chủ tịch, có giá trị như bài phát biểu trực tiếp tại Đại hội.

2. Chế độ thông tin và lưu hành tài liệu của Đại hội:

Các thông tin, tài liệu của Đại hội thực hiện theo chế độ sử dụng và lưu hành nội bộ. Việc đưa tin và diễn biến về kết quả Đại hội trên hệ thống thông tin đại chúng do Đoàn chủ tịch chỉ đạo. Các phóng viên, đài được mời tham dự Đại hội có trách nhiệm thực hiện

theo hướng dẫn của Đoàn chủ tịch.

Trường hợp đại biểu nhận được đơn thư tố cáo, khiếu nại hoặc ý kiến kiến nghị thì chuyển ngay đến Đoàn chủ tịch, không phổ biến tuyên truyền.

VII. Về bầu cử

Đoàn chủ tịch lãnh đạo công tác bầu cử theo nguyên tắc quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại các Điều 9; 10; 11; 12; 14; 15; 16; 19; và điều 20 của Quy chế bầu cử trong Đảng (khóa XI).

 

VIII. Về thời gian làm việc

Buổi sáng làm việc từ 7h00phút đến 11h45phút; buổi chiều từ 13h30phút đến 17h.

Ban kiểm phiếu, bộ phận tổng hợp có thể làm việc ngoài các giờ trên theo điều hành của Đoàn chủ tịch. Trong trường hợp cần thiết, đại hội có thể làm việc ngoài giờ nếu được hơn 50% tổng số đại biểu nhất trí.

IX. Hiệu lực của Quy chế

Quy chế này có hiệu lực trong suốt thời gian tổ chức Đại hội. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu vi phạm, tuỳ mức độ để xem xét, xử lý theo quy định.

                                     

                                                     ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG

                                                            KHÓA VII - NHIỆM KỲ 2020 – 2025