Giảng viên đại học sẽ dành 1/3 thời gian để nghiên cứu khoa học

    Vị thế của một trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực khoa học trẻ. Nhưng thực tế, những chính sách khuyến khích đội ngũ này thời gian qua vẫn chưa hiệu quả. Phóng viên Tin Tức có bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) về vấn đề khuyến khích giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học.

        Vị thế của một trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực khoa học trẻ. Nhưng thực tế, những chính sách khuyến khích đội ngũ này thời gian qua vẫn chưa hiệu quả. Phóng viên Tin Tức có bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) về vấn đề khuyến khích giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học.

        Thưa Thứ trưởng, Bộ GD - ĐT đã và đang làm gì để thu hút nguồn lực trẻ trong các trường đại học nghiên cứu khoa học?

        Hiện nay, Bộ GD - ĐT rất khuyến khích các trường đại học nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt ở những giảng viên trẻ có năng lực. Họ chính là nguồn lực tốt và là tương lai của đại học nước nhà. Mục tiêu giáo dục đã chuyển dần từ cách truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực học sinh. Người thầy chính là lực lượng then chốt để đạt được công cuộc đổi mới. Vì vậy, công tác nghiên cứu khoa học sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

        Trước tình hình kinh phí nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Bộ yêu cầu các trường, bên cạnh kinh phí Bộ Khoa học Công nghệ dành cho trường thì khuyến khích các giảng viên nghiên cứu khoa học, cân đối giờ dạy cho học để học tập trung chuyên môn.

        Ngày 25/10, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2014/NĐ - CP quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Nghị định hướng tới giáo dục đại học bao gồm các nội dung như: Phát triển cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, phòng thí nghiệm chuyên ngành, liên ngành hiện đại và đồng bộ; Xây dựng hệ thống thư viện, tạp chí, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ; Mua tài sản trí tuệ, bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ của nước ngoài; Mua công nghệ, hỗ trợ chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài theo quy định của pháp luật... Nghị định quy định trả lời một phần khá rõ về những vướng mắc bấy lâu về thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay.

        Thời gian tới, Bộ GD - ĐT sẽ ban hành Thông tư về việc làm của giảng viên đại học trong các trường đại học. Trong đó, Bộ quy định rõ ít nhất 1/3 thời gian trong năm của giảng viên là nghiên cứu khoa học. Việc đưa vào văn bản rõ ràng như vậy sẽ giúp cho việc giám sát dễ dàng hơn. Xem như nhiệm vụ bắt buộc để họ hướng sinh viên vào. Giao quyền tự chủ cho các đại học vùng, chủ động trong nghiên cứu khoa học, đề tài được xem xét cũng được xem như đề tài cấp Bộ.

        Vậy việc nghiên cứu khoa học sẽ được phát triển cụ thể như thế nào với các đại học. Có phải ở trường nào cũng phải có đề tài tầm cỡ? Liệu điều này có quá sức với thực trạng trình độ giảng viên ở các trường đại học hiện nay không, thưa ông?

        Nên hiểu nghiên cứu khoa học không phải tất cả các trường đều phải làm cái to lớn, tầm cỡ như: công bố bài báo quốc tế, công trình tầm cỡ. Không nên đặt nặng vấn đề như vậy. Nên hiểu có những trường đại học tập trung nghiên cứu là tập cho sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ làm quen với nghiên cứu, dần dần khai thác những điểm mạnh của ngành đào tạo để chuyên sâu. Có nơi lại đầu tư trọng điểm trong nghiên cứu khoa học. Những nơi này yêu cầu khoa học phải đạt chuẩn quốc tế. Tùy tình hình sẽ đưa ra những yêu cầu phù hợp. Tạo điều kiện tối đa để giảng viên nơi này tham gia nghiên cứu khoa học. Những trường đại học này phải tạo phong trào nghiên cứu khoa học sôi nổi, cụ thể, liên kết với các trường ĐH nước ngoài, tạo môi trường học tập đa dạng. Những phần việc đó sẽ dành cho 17 đại học trọng điểm.

       Một đối tượng cần huy động trong hoạt động nghiên cứu khoa học nữa là những nghiên cứu sinh của Đề án 911. Họ chính là cầu nối để phát triển nghiên cứu khoa học trong nước. Những nhân tố này chính là tương lai để phát triển khoa học nước nhà.

        Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 

Tác giả bài viết: Lê Vân 
Nguồn tin: Báo Tin Tức 

 


Bài viết khác