Tương lai, cơ hội cho sinh viên ngành Lâm học

       Ngành Lâm học là lĩnh vực nghiên cứu về cây rừng và quản lý các hệ sinh thái liên quan đến chúng. Tập trung vào các vấn đề liên quan đến sự tương tác giữa các loại cây, động vật và môi trường sống, cũng như các kỹ thuật trồng cây, bảo vệ rừng, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Có vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ các khu rừng, quản lý tài nguyên rừng, giảm thiểu tác động của các hoạt động như khai thác gỗ và chăn nuôi động vật, và giữ gìn tính sinh thái và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng. Ngoài ra, lâm học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các khu rừng và các loài cây trồng khác.

      Hiện nay Bộ NN & PTNT tiếp tục xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là thiết lập, quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả đất rừng được quy hoạch, bảo đảm sự tham gia của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội và đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; cung cấp đa dạng các dịch vụ môi trường rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân.

     Trên cơ sở những thắng lợi đầu tiên trong việc triển khai được chính sách, cơ chế dịch vụ môi trường rừng, điển hình như lần đầu tiên bán được tín chỉ carbon CO2 cho quốc tế tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, ngành lâm nghiệp cần coi đây là mục tiêu chính, quan trọng để phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo bởi tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam về cơ bản cũng đã đến giới hạn. Bên cạnh bán tín chỉ cho các tổ chức quốc tế, tới đây cần triển khai thí điểm bán tín chỉ CO2 nội địa tại Việt Nam.

Các chuyên gia tham gia thảo luận tại toạ đàm: "Tín chỉ Carbon "

      Tại Việt Nam, Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) đang là đối tác đầu tiên và chính thức của VERRA trong các dự án tín chỉ carbon và các chương trình chống biến đổi khí hậu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon cũng vô cùng rộng mở, ngành Lâm nghiệp có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Việc bán tín chỉ carbon sẽ giúp các chủ rừng và nông dân cải thiện sinh kế bền vững, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

     Các chuyên gia nhận định, thị trường mua bán tín chỉ carbon sẽ ngày càng sôi động. Do đó, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp Việt Nam cần đón đầu xu hướng này để tăng cao lợi nhuận.

      CCTPA sẽ cung cấp thông tin tư vấn đầy đủ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam về cách thức xây dựng dự án tín chỉ carbon, cách thức đăng ký, kiểm định, xác nhận cùng các cơ chế trao đổi, đền bù, vay tín dụng đối với các khoản tín dụng carbon và áp dụng thuế carbon trong khu vực và trên toàn cầu. Dựa trên mục tiêu giảm khí thải, CCTPA cũng tư vấn các biện pháp cụ thể để giảm lượng khí thải carbon, bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất và triển khai các công nghệ sạch phi carbon".

Theo lộ trình, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon. Vì thế, các em học sinh muốn trở thành: thành viên của Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN, các chuyên gia và kỹ sư ngành Lâm học hãy tìm con đường học tập cho bản thân ngay trong thời gian này tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An:

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Tên trường: Đại học Kinh tế Nghệ An

Mã trường: CEA

Địa chỉ: Số 51, đường Lý Tự Trọng, P.Hà Huy Tập, Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An

· Hotline: 02388.692.096; 0975.313.755; 0972.322.688

· Email: tuyensinh@naue.edu.vn

· Website: www.naue.edu.vn