Để đảm bảo yêu cầu về chuẩn chương trình đào tạo, theo đó nhà trường rà soát, cập nhật và xây dựng lại nội dung kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia (VQF) và quy định của Chuẩn chương trình đào tạo. Đồng thời để bố trí cân đối hài hòa, đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với sự cần thiết trong thực tiễn và cập nhật chương trình theo hướng giảm bớt những môn học có nội dung không quá quan trọng sẽ bớt áp lực cho tổ chức đào tạo và vấn đề tích lũy của sinh viên; đồng thời tăng khả năng nghề, khả năng tự chủ, tự nghiên cứu và đổi mới, sáng tạo của Sinh viên. Trường đại học Kinh Tế Nghệ An đã xây dựng các kế hoạch về xây dựng và rà soát các chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra.
Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Theo Thông tư này, chương trình đào tạo đại học ngành Lâm học gồm 129 tín chỉ (chưa bao gồm khối lượng Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh) và thời gian đào tạo 3,5 năm. Chương trình bao gồm: Khối giáo dục khoa học tự nhiên - xã hội 12 tín chỉ, Khối giáo dục chung 24 tín chỉ, Khối giáo dục bổ trợ 6 tín chỉ, Khối giáo dục cơ sở ngành 25 tín chỉ, Khối giáo dục chuyên ngành 52 tin chỉ và Thực tập tốt nghiêp và làm khóa luận 10 tín chỉ.
Với sự thay đổi không ngừng của các ngành nghề, lĩnh vực, trường đại học cũng đổi mới các nội dung học phần, tỷ trọng giữa kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành. Việc này được thực hiện nhằm bám sát với yêu cầu thực tế, tăng độ thích ứng với công việc của sinh viên khi ra trường, tạo ra thế hệ người học có kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và các nhà tuyển dụng. Đồng thời, để đáp ứng về Quy định khung năng lực số cho người học theo Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2025. Chương trình đào tạo ngành Lâm học đã cải tiến theo xu hướng giảm các học phần đại cương như Toán học, Hóa học và tăng thêm các học phần về ứng dụng kiến thức về năng lực số để duyệt, tìm kiếm, lọc dữ liệu thông tin và nội dung số để giải quyết các vấn đề chuyên môn và cuộc sống, về kỹ năng khởi nghiệp. Một số học phần được bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu cải tiến chương trình đào tạo như học phần: Khởi nghiệp, nhập ngành, Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề/ Kỹ năng phỏng vấn và làm việc chuyên nghiệp, GIS, Quản lý môi trường. Cơ cấu chương trình đào tạo ngành Lâm học sau cải tiến gồm: 36 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương, 31 tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và 52 tín chỉ khối giáo dục ngành và chuyên ngành, 10 tín chỉ thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận. Như vậy, chương trình cải tiến năm 2025 so với 2022, mặc dù thời gian đào tạo và tổng số tín chỉ chương trình đào tạo không thay đổi nhưng số tín chỉ khối giáo dục đại cương đã giảm từ 42 tín chỉ xuống còn 36 tín chỉ và tăng lên ở kiến thức ngành, số tín chỉ tự chọn từ 6 tăng lên 10 tín chỉ để đa dạng sự lựa chọn cho người học, đồng thời số tin chỉ thảo luận, thực hành thực tập cũng tăng từ 30 lên 49 tín chỉ và số học phần tăng từ 48 lên 50 học phần.
.png)
Chương trình đào tạo dần thay thế những môn học cứng nhắc, nặng về lý thuyết, không còn phù hợp với định hướng phát triển nghề nghiệp hiện nay bằng những học phần mang “hơi thở của thời đại”, hội nhập với xu thế phát triển của thế giới. Triết lý đào tạo của nhà trường vừa phải đáp ứng được những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; vừa phải hấp dẫn, bổ ích, gắn liền với chiến lược tái cấu trúc cơ sở đào tạo bền vững và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, chuẩn đầu ra của quốc tế. Từ đó, chương trình đào tạo cần đảm bảo dung hoà tỷ trọng tối ưu giữa môn chuyên ngành và cơ sở ngành, giữa thực hành và lý thuyết.
Đây là xu hướng được hình thành và tiếp cận nhằm đáp ứng về yêu cầu của xã hội. Các cơ sở đào tạo có thể gọi những học phần là “môn học chung”, “môn tổng quát”, “môn cốt lõi”, “môn bắt buộc”,... Bổ sung thêm những kiến thức nhằm trang bị bài bản cho người học khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động để hoàn thiện bản thân hơn, tạo động lực tự học, tự nghiên cứu, tự đổi mới sáng tạo, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Dự kiến trong tương lai, chương trình chú trọng hơn về trí tuệ nhân tạo, ứng dụng các công nghệ cao và tư duy phản biện để phản ánh tư duy của mỗi người học có thể định hình ra hệ thống các giải pháp, phương án tích hợp xử lý công việc, phục vụ cho chuyên ngành và bồi dưỡng các giá trị chân thiện mỹ. Đó là những giá trị cốt lõi mà bất kì sinh viên nào sau khi tốt nghiệp ngành Lâm học đều cần hoàn thiện để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình, đúng với triết lý “THỰC TẾ, ĐÓN ĐẦU VÀ HỘI NHẬP” của trường Đại học Nghệ An.

KẾT NỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ AN
Mã trường: NAU
Địa chỉ: Số 51, Lý Tự Trọng, P. Hà Huy Tập, Tp Vinh.
Hotline và Zalo: 0962.040.980
Website: https://nau.edu.vn/
Landingpage: https://tuyensinh.naue.edu.vn/
Fanpage: Trường Đại Học Nghệ An
Tiktok: nau_destination