Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản gần bờ tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

 

TÓM TẮT

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản gần bờ, ở các quy mô, mô hình và loại thủy sản khác nhau. Kết quả khảo sát 123 hộ nuôi trồng thủy sản tại 3 xã đại diện năm 2018 cho thấy rằng, mặc dù mô hình nuôi ao đầm có giá trị sản xuất lớn hơn nuôi thả bãi, nhưng về hiệu quả kinh tế thì 2 mô hình này tương tự nhau (HS = 0,74 lần; VA/GO = 0,43; Pr/TC = 0,42). Nuôi ngao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi tôm. Bên cạnh đó quy mô lớn với sự đầu tư về khoa học công nghệ và trang thiết bị cũng như thâm canh cũng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Các giải pháp cần tập trung vào phát triển và áp dụng công nghệ cao, thị trường và mô hình nuôi tập trung quy mô lớn để nâng cao kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Từ khóa: Hiệu quả nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản gần bờ. 

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi trồng thủy sản gần bờ đã được phát triển mạnh trong hơn hai thập kỷ trở lại đây và được xem là sinh kế chính đưa lại sự giàu có cho các xã ven biển ở khu vực miền Trung. Các mô hình nuôi trồng được thực hiện với quy mô lớn và áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất.

Huyện Nghi Lộc nằm trong vùng khí hậu ven biển Bắc Trung bộ nên chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nên tạo hai mùa khá rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng thường bị gió phơn Tây Nam thổi mạnh mang theo hơi nóng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Là một huyện giáp biển với bãi triều rộng lớn là một lợi thế lớn trong nuôi trồng các loại thủy sản như tôm, cua, ngao, cá. Dân cư vùng ven biển 38.411 người chiếm 20,6% (Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc, 2017), nuôi trồng thủy sản chiếm 492,43 ha.Trong những năm qua, người dân địa phương đã tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ sản xuất lúa kém hiệu quả, lợi nhuận thấp sang nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích cao hơn. Nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm cho hơn 1.600 lao động trên địa bàn huyện (Báo cáo nuôi trồng thủy sản huyện Nghi Lộc, 2017). Các hộ nông dân đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản theo nhiều mô hình, quy mô khác nhau và năng suất của mỗi mô hình, hình thức và quy mô chăn nuôi có sự khác nhau rõ rệt và thay đổi trong những năm gần đây. Hơn nữa, huyện vẫn còn nhiều tiềm năng, lợi thế cần được khai thác và phát huy hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản.

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản theo mô hình ao/đầm, quy mô nuôi và theo các loại thủy sản khác nhau và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản gần bờ cho các hộ nông dân huyện Nghi Lộc nói riêng và các vùng ven biển nói chung.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn số liệu

Nguồn số liệu thứ cấp: Kế thừa số liệu có sẵn từ các nguồn tổng hợp báo cáo của Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc 2017, báo cáo Nuôi trồng thủy sản của 3 xã nghiên cứu và của huyện Nghi Lộc năm 2017.

Nguồn số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra 123 hộ nông dân tại 3 xã của huyện Nghi Lộc là: Nghi Yên, Nghi Thiết và Nghi Quang. 123 hộ khảo sát chiếm hơn 25% số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 3 xã này. Các hộ khảo sát đại diện cho các hình thức và quy mô nuôi khác nhau. Các xã khảo sát nằm ở vùng biển và chiếm tỷ lệ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện. Việc thu thập số liệu đã được tiến hành dựa trên phiếu điều tra thiết kế sẵn.

Xã Nghi Yên, xã Nghi Thiết và xã Nghi Quang là 3 xã gần biển với diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn nhất toàn huyện. Trong đó xã Nghi Thiết (35,86 ha) có diện tích nuôi trồng thấp nhất, với 19 hộ nuôi, xã Nghi Yên (60,57 ha) có diện tích nuôi trồng tương đối, với 41 hộ nuôi và xã Nghi Quang (84,5 ha) có diện tích nuôi lớn nhất huyện Nghi Lộc, với số hộ nuôi là 63 hộ. Với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản gần bờ là 180,75 ha của toàn bộ 3 xã nghiên cứu này có một cách nhìn tổng thể về diện tích nuôi trồng của huyện, mức tập trung diện tích, mức độ thâm canh của từng xã qua quá trình nuôi trồng.

Để có thể phân tích sự ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả kinh tế NTTS, nhóm nghiên cứu chia quy mô thành 3 nhóm, bao gồm: Những nhóm có quy mô 0,02 - 0,072 ha là nhóm hộ quy mô nhỏ, chiếm 26%, chủ yếu ở xã Nghi Yên (48%) và xã Nghi Thiết (34%); những nhóm có quy mô 0,072 - 0,4 ha là nhóm hộ quy mô vừa, chiếm 37%, chủ yếu ở xã Nghi Quang (39%) và xã Nghi Thiết (32%); nhóm có quy mô từ 30 ha trở lên là nhóm hộ có quy mô lớn, chiếm 15%, trong đó chủ yếu ở xã Nghi Thiết (13%) và xã Nghi Quang (17%).

2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu thu thập được phân tích theo quy mô nuôi trồng và mô hình nuôi. Các hộ nuôi được phân chia theo 3 quy mô nuôi trồng là quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Hộ sản xuất quy mô nhỏ (0,02 - 0,072 ha) chủ yếu là những hộ nuôi theo sở thích, sản phẩm tự tiêu thụ hay để bán và sử dụng nguồn lực sẵn có. Hộ có quy mô vừa (0,072 - 0,4 ha) và lớn (>=0,4 ha) là những hộ nuôi trồng thương mại và áp dụng kỹ thuật công nghệ. 2 mô hình nuôi nuôi ao/đầm và nuôi thả bãi.

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả sản xuất gồm diện tích, năng suất, sản lượng, doanh thu, chi phí... Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nuôi trồng gồm: Giá trị gia tăng (VA), lợi nhuận (Pr), hệ số sử dụng vốn (HS), VA/GO, Pr/TC.

Chi phí lao động gia đình được tính dựa vào số lao động gia đình tham gia vào quá trình thả giống và thu hoạch sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Đơn giá phụ thuộc vào thời điểm: giá thuê 1 nhân công/1 ngày x số ngày, còn cả quá trình quản lý và chăm sóc không tính vào chi phí.

Chi phí khác được tính bao gồm các loại chi phí: Xử lý môi trường + Mua vật dụng rẻ tiền mau hỏng + Tiền lãi (vay tiền ngân hang làm vốn nuôi trồng thủy sản) + Thuê diện tích ao đầm hay bãi thả.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu và so sánh giữa các mô hình, quy mô nuôi.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nuôi trồng thủy sản gần bờ ở huyện Nghi Lộc

Nuôi trồng thủy sản ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đang được quy hoạch là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới. Các mô hình nuôi trồng thủy sản gần bờ rất đa dạng, bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt với các loại sản phẩm chính là tôm, ngao, cá và một số loại thủy sản khác.

Dựa vào đặc điểm sinh thái của từng địa phương đã chia thành 2 nhóm vùng khác nhau về một số đặc điểm:

Nhóm vùng 1: thuộc vùng đất và mặt nước ở khu vực cửa sông, bãi ngang ảnh hưởng trực tiếp của nước biển, ít ảnh hưởng của các vùng đất lục địa hoặc bị ảnh hưởng nhưng nhanh chóng trả lại đặc tính tự nhiên do tác động của biển, nó có vị trí từ cửa biển ăn sâu vào lục địa khoảng 0-3 km; chủ yếu nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng không cao bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước biển với nước ngọt; nước mặn: nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao hơn nước lợ, thường quy ước trên 10 g/l.

Nhóm vùng 2: thuộc vùng đất và mặt nước nằm ở lưu vực của các con kênh nằm sâu trong lục địa, nguồn nước ở đây là nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là natri clorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn.

Dựa vào giá trị kinh tế và đặc điểm sinh thái của đối tượng và đặc điểm của các vùng sinh thái mà trong thời gian qua, những người nuôi trồng thủy sản ở Nghi Lộc đã có những cách lựa chọn phương thức nuôi phù hợp cho từng vùng.

Bảng 1. Các đối tượng, mô hình, mùa vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn

huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Vùng nuôi I

Đối tượng nuôi

Mô hình nuôi

Vụ nuôi

Tôm he

BTC-TC

Vụ 1, vụ 2

Tôm rảo, tôm vàng

QCCT, BTC, TC

Vụ 2

QCCT, BTC

Quanh năm

Ngao, sò, hàu

QCCT, BTC, TC

Quanh năm

Vùng nuôi II

Tôm he

QCCT, BTC, TC

Vụ 1, vụ 2

Tôm rảo, tôm vàng, tôm sú

QCCT, BTC

Vụ 2

QCCT,QC

Quanh năm

Nguồn: Báo cáo nuôi trồng thủy sản huyện Nghi Lộc, 2017

Ghi chú: TC: Nuôi thâm canh; BTC: Nuôi bán thâm canh; QC: Nuôi quảng canh; QCCT: Nuôi quảng canh cải tiến; vụ 1: Từ tháng 3 đến tháng 8; vụ 2: Từ tháng 9 đến tháng 2.

Tỷ lệ nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn phát triển mạnh trong một thập kỷ trở lại đây, chiếm tỷ lệ 60% diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện. Trong đó diện tích nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh chiếm 14,6%, quảng canh cải tiến chiếm 27,8%, quảng canh chiếm 58,2% (nguồn: Báo cáo nuôi trồng thủy sản huyện Nghi Lộc, 2017). Mặc dù đã có một số hộ nuôi trồng đã áp dụng nuôi ít thay nước, nuôi trong hệ kín hay áp dụng công nghệ mới, nhưng số hộ này chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến năng suất chung của huyện hiện nay thấp và không ổn định.

Dựa trên phân vùng sinh thái Nghi Lộc có 2 vùng nuôi chủ yếu: (+) Nuôi trong đê cống: Vùng nuôi chủ yếu dưới 3 hình thức là quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loại giáp xác: tôm, cua, cá nước lợ trong ao đầm. Nuôi bán thâm canh đối với tôm sú, tôm he, cá biển; (++) Nuôi  bãi triều ngoài đê cống: đối tượng nuôi chủ yếu là sò, ngao. Ngao được bố trí nuôi ở các bãi có cấu trúc nền tầng mặt là bùn cát.

Với chủ trương đa dạng hóa các loại thủy sản, vận động các hộ dồn đổi diện tích cho nhau, tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện thả xen canh các loại thủy sản, giảm công lao động, tăng thu nhập cho các hội xã viên nên năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản đã được tăng lên.

Diện tích nuôi trồng tôm chiếm 28,52% trên toàn diện tích nuôi trồng của huyện. Việc nuôi tôm cũng không còn xa lạ với ngư dân huyện Nghi Lộc, đặc biệt với xã Nghi Thiết, Nghi Quang. Việc kết hợp nuôi tôm với thả cá tại ao đầm cộng với chuyển giao công nghệ, giúp đỡ hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy diện tích nuôi trồng tôm gia tăng. Nhưng vẫn còn bất cập khi bà con gặp mùa tôm mắc dịch bệnh và chưa giải quyết dứt điểm có thể dẫn tới mất mùa và bỏ hoang diện tích nuôi trồng tôm. Diện tích nuôi cá chiếm 5,4% trên toàn diện tích nuôi trồng của huyện, chủ yếu xã Nghi Yên

Hình 1. Cơ cấu diện tích nuôi trồng loại thủy sản của 3 xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc năm 2018

3.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản gần bờ huyện Nghi Lộc

Nghiên cứu đã so sánh hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi ao, đầm, thả bãi, giữa các loài thủy sản đặc thù, giữa cá quy mô hộ trên địa bàn để có thể thấy được hiệu quả của các mô hình nuôi.

Bảng 2. Thực trạng kết quả nuôi trồng thủy sản của 3 xã trên địa bàn

huyện Nghi Lộc, 2018

Loại thủy sản

Tổng diện tích (ha)

Năng suất bình quân  (kg/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

Giá bán (1.000 đ/kg)

Thành tiền (triệu đồng)

Ngao

25,22

8978,42

0,226436

16

3,62297

Tôm

101,3

955,14

0,096

180

17,41602

72,03

2758,62

0,198703

40

7,94812

Tổng

180,75

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, năm 2018

Bảng 3 cho thấy kết quả nuôi trồng các loại thủy sản trên địa bàn 3 xã nghiên cứu năm 2018. Tổng diện tích nuôi trồng là 180,75 ha. Chiếm diện tích nuôi trồng lớn nhất là tôm và cá.

Tổng chi phí (TC) được nghiên cứu xét dưới tổng của chi phí trung gian (IC) và chi phí khác. Chi phí trung gian bao gồm các chi phí như giống, thức ăn,vôi, khử trùng... Bảng 4 cho thấy chi phí trung gian của mô hình thả bãi là 32,14 triệu đồng/ha và nuôi ao, đầm cao hơn với 51,045 triệu đồng/ha. Chi phí lao động gia đình của nuôi ao đầm là 2,82 triệu đồng và nuôi thả bãi là 1,53 triệu đồng. Chi phí khác cho nuôi trồng bằng mô hình thả bãi thấp hơn nuôi ao, đầm.

Bảng 3. So sánh hiệu quả kinh tế nuôi ngao thương phẩm giữa mô hình nuôi ao, đầm và nuôi thả bãi trên địa bàn huyện Nghi Lộc năm 2018

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Nuôi ao đầm

Nuôi bãi thả

I

Tổng giá trị sản xuất (GO)

Triệu đồng/ha

88,98

55,93

II

Tổng chi phí (TC)

62,385

39,32

1

Chi phí trung gian (IC)

51,045

32,14

 

Giống

50,14

32,12

 

Thức ăn

0,86

0,01

 

Vôi khử trùng

0,045

0,01

2

Chi phí lao động (gia đình)

2,82

1,53

 

Lao động gia đình

0,9

0,53

 

Lao động khác

1,92

1,0

3

Chi phí khác

8,52

5,65

III

Chỉ tiêu hiệu quả 1

1

Giá trị gia tăng (VA) = GO – IC

Triệu đồng

37,935

23,79

2

Lợi nhuận (Pr) = GO – TC

Triệu đồng

26,595

16,61

IV

Chi phí hiệu quả 2

1

H0 = VAĐầm – VAThả bãi

Triệu đồng

14,485

2

H1 = VAĐầm/ VAThả

Lần

1,59

3

∆H = ∆GO/∆IC

Lần

1,43

4

HS = VA/IC

Lần

0,74

0,74

5

VA/GO

Lần

0,43

0,43

6

Pr/TC

Lần

0,42

0,42

Nguồn: Tính toán của tác giả từ  điều tra hộ năm 2018

Bảng 3 cho thấy, giá trị gia tăng của nuôi ao đầm lớn hơn và lợi nhuận lớn hơn mô hình nuôi thả bãi, nhưng các chi chỉ tiêu hiệu suất đồng vốn (HS), giá trị tăng thêm trên một giá trị sản xuất (VA/ GO) và lợi nhuận trên một đồng chi phí (Pr/TC) của mô hình nuôi ao đầm bằng mô hình nuôi bãi thả. Đó là nguyên nhân vì sao, nuôi thả bãi là hình thức nuôi trồng dần dần được áp dụng và phát triển ở các bãi triều huyện Nghi Lộc.

Kết quả tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của 3 loại thủy sản chính là ngao, tôm và cá trên địa bàn huyện được thể hiện ở bảng 5. Giá trị sản xuất GO của tôm cao nhất với hơn 191 triệu đồng/ha, tiếp đến là ngao và cá thấp hơn với gần 116 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, chi phí nuôi tôm cao nhất xuất phát từ chi phí thức ăn, phòng bệnh và khử trùng và chi phí khác. Nuôi ngao chi phí thấp nhất do nuôi ngao không phải mất chi phí thức ăn, khử trùng và một vài chi phí khác.

Xét về mặt hiệu quả, chính sự khác nhau trong giá trị sản xuất quyết định sự khác nhau trong giá trị gia tăng của từng loại thủy sản. Giá trị gia tăng của tôm lớn nhất là 84,52 triệu đồng và thấp nhất là cá với 55,02 triệu đồng. Lợi nhuận theo đó cũng thay đổi theo loại có tổng giá trị sản xuất lớn hơn và tổng chi phí sản xuất lớn hơn. Cụ thể, lợi nhuận thu được từ nuôi ngao lớn nhất với 69,31 triệu đồng, từ tôm là 55,10 triệu đồng và lợi nhuận từ nuôi cá thấp hơn cả so với ngao và tôm với 38,12 triệu đồng. Mặc dù tôm có giá trị sản xuất lớn hơn ngao nhưng tôm thu về lợi nhuận thấp hơn ngao vì tổng chi phí bỏ ra để nuôi tôm lớn hơn khá nhiều so với nuôi ngao là 41,17 triệu đồng trong năm 2018.

Bảng 4. So sánh hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản đối với ngao, tôm và cá trên địa bàn huyện Nghi Lộc năm 2018

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Ngao

Tôm

I

Tổng giá trị sản xuất (GO)

Triệu đồng/ha

144,91

171,92

110,12

II

Tổng chi phí (TC)

75,65

116,82

72,00

1

Chi phí trung gian (IC)

61,35

87,4

55,10

 

Giống

61,35

37,43

9,25

 

Thức ăn

0,00

24,00

21,00

 

Thuốc thú y

-

0,69

0,71

 

Vôi khử trùng

0,00

25,28

24,14

2

Chi phí lao động

8,05

9,57

6,2

 

Lao động gia đình

8,05

 

6,2

 

Lao động khác

-

9,57

-

3

Chi phí khác

6,2

19,85

10,7

III

Chỉ tiêu hiệu quả 1

 

1

Giá trị gia tăng (VA) = GO – IC

Triệu đồng

83,56

84,52

55,02

2

Lợi nhuận (Pr) = GO – TC

Triệu đồng

69,31

55,10

38,12

IV

Chi phí hiệu quả 2

 

1

H01 = VANgao - VATôm

Triệu đồng

-0,96

-

-

2

H02 = VATôm – VA

 

-

-29,5

-

3

H11 = VANgao/ VATôm

Lần

1,01

-

 

4

H12 = VATôm/ VA

 

 

0,65

 

5

∆H = ∆GO/∆IC

Lần

1,04

1,19

 

6

HS = VA/IC

Lần

1,36

0,97

1,00

7

VA/GO

Lần

0,57

0,49

0,50

8

Pr/TC

Lần

0,91

0,47

0,53

Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra hộ năm 2018

Sự khác biệt trong giá trị gia tăng dẫn đến sự khác biệt trong hiệu quả tuyệt đối H0. Giữa ngao so với tôm là -0,96 triệu đồng và giữa tôm với cá là -29,5 triệu đồng. Hiệu quả tương đối cũng tăng lên theo loại có GO lớn hơn. Theo đó chênh lệch giữa giá trị sản xuất trên chênh lệch giữa chi phí trung gian phụ thuộc lớn vào chênh lệch giá trị sản xuất. Hiệu suất sử dụng đồng vốn luôn là yếu tố quan trọng đánh giá giá trị gia tăng tạo ra khi ngư dân bỏ ra một đồng chi phí trung gian. Bảng 5 cho thấy cứ một đồng chi phí trung gian, cá thu tăng thêm 1,00 đồng. Trong khi đó con số này với tôm là 0,97 đồng và ngao thu lại nhiều nhất 1,36 đồng.

Bên cạnh đó, việc đánh giá mỗi đồng giá trị sản xuất chứa bao nhiêu đồng giá trị gia tăng cũng là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trọng yếu để so sánh. Bảng 5 chỉ rõ, mỗi giá trị sản xuất ngao chứa 0,57 đồng giá trị tăng, với tôm và cá lần lượt là 0,49 và 0,50.

Hình 2. Hiệu quả kinh tế các đối tượng nuôi ngao, tôm và cá trên địa bàn huyện Nghi Lộc năm 2018

 

Hình 2 cho thấy, mặc dù nghề nuôi tôm có tổng giá trị sản xuất (GO) là 171,92 triệu đồng, tổng chi phí (TC) là 116,82 triệu đồng và phí trung gian (IC) là 87,4 triệu đồng so với nghề nuôi ngao và nuôi cá là cao nhất, nhưng lợi nhuận (Pr) thu được của nghề nuôi tôm lại thấp hơn so với nuôi ngao. Cụ thể: cao nhất nuôi ngao 69,31 triệu đồng, thứ hai là tôm 55,1 triệu đồng và cuối cùng là cá 38,12 triệu đồng. Như vậy nghề nuôi ngao là nghề mang lại lợi nhuận cao nhất và chi phí bỏ ra ít hơn so với nghề nuôi tôm và nuôi cá. Do vậy, huyện Nghi Lộc nên triển khai mở rộng thêm diện tích nghề nuôi ngao ở tất cả các xã gần bờ biển.

Nghiên cứu đã thực hiện so sánh giữa các quy mô hộ với nhau để đánh giá xem hộ nào nuôi trồng hiệu quả hơn. Thông thường nếu như thu nhập chính của một hộ gia đình là ngư nghiệp thì việc đầu tư và chăm sóc cho nguồn sinh kế chính của họ sẽ được quan tâm hơn và chất lượng sẽ tốt hơn so với những hộ có nguồn thu nhập chính từ những ngành nghề khác

Bảng 5. So sánh hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản theo quy mô của hộ trên địa bàn huyện Nghi Lộc năm 2018

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hộ QM lớn

Hộ QM vừa

Hộ QM nhỏ

I

Tổng giá trị sản xuất (GO)

Triệu đồng/ha

202,08

187,52

37,35

II

Tổng chi phí (TC)

123,43

117,6

23,39

1

Chi phí trung gian (IC)

97,07

91,23

15,55

 

Giống

52,63

47,28

8,12

 

Thức ăn

20,17

19,94

4,89

 

Thuốc chữa bệnh

0,63

0,63

0,14

 

Vôi khử trùng

23,64

23,38

2,4

2

Chi phí lao động

10,35

10,53

2,94

 

Lao động gia đình

6,46

6,27

1,52

 

Lao động khác

3,89

4,26

1,42

3

Chi phí khác

16,01

15,84

4,9

III

Chỉ tiêu hiệu quả 1

 

1

Giá trị gia tăng (VA) = GO – IC

Triệu đồng

105,01

96,29

21,8

2

Lợi nhuận (Pr) = GO – TC

Triệu đồng

78,65

69,92

13,96

IV

Chi phí hiệu quả

 

1

H01 = VAQM lớn – VAQM vừa

Triệu đồng

8,72

-

 

2

H02 = VAQM vừa – VAQM nhỏ

 

-

74,49

 

3

H11 = VAQM lớn/ VAQM vừa

Lần

0,92

-

 

4

H12 = VAQM vừa/ VAQM nhỏ

 

-

0,23

 

5

∆H = ∆GO/∆IC

Lần

2,5

1,93

 

6

HS = VA/IC

Lần

1,08

1,06

1,4

7

VA/GO

Lần

0,52

0,51

0,58

8

Pr/TC

Lần

0,64

0,59

0,6

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Bảng 6 cho thấy hiệu quả kinh tế của 3 quy mô khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. Xét về tổng giá trị sản xuất có một sự chênh lệch rõ ràng giữa các quy mô do năng suất quyết định. Có một chiều thuận và giảm dần từ cao xuống thấp từ hộ có quy mô lớn đến hộ quy mô nhỏ lần lượt là gần 202,08 triệu đồng, 187,52 triệu đồng và 37,35 triệu đồng.

Hình 3. Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế theo quy mô của hộ trên địa bàn huyện Nghi Lộc năm 2018

 

Hình 3 cho thấy tổng chi phí sản xuất có sự khác biệt rõ ràng quy mô càng lớn càng tốn kém nhiều chi phí và đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng hiện đại hơn. Cụ thể nhân tố chi phí trung gian ảnh hưởng trực tiếp tổng chi phí. Chính sự khác biệt trong giá trị sản xuất quyết định sự khác nhau trong giá trị gia tăng của từng quy mô, theo đó giá trị gia tăng đối với đối với quy mô lớn là gần 105,01 triệu đồng, thấp hơn là quy mô vừa với hơn 96,29 triệu đồng và quy mô nhỏ là 21,8 triệu đồng.

Lợi nhuận theo đó cũng giảm dần theo từng quy mô, quy mô lớn với diện tích nuôi trồng lớn đã đưa lại lợi nhuận trên mỗi ha là hơn 78,65 triệu đồng, trong 1 khi đó quy mô vừa là 69,92 triệu đồng và con số này với quy mô nhỏ chỉ đạt 13,96 triệu đồng.

Có thể thấy rằng, đầu tư nuôi trồng thủy sản tại quy mô hộ nuôi lớn sẽ cho tổng giá trị sản xuất (GO) cao hơn hộ có quy mô nuôi nhỏ, hay hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản theo quy mô lớn đạt hiệu quả cao hơn quy mô vừa và nhỏ.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản gần bờ huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

Về chính sách: Triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách của nhà nước đã ban hành để hỗ trợ phát triển kinh tế gần bờ biển huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, cụ thể:

- Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về quy định một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 07/01/2015 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

- Quyết định 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/1/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An

Về khoa học công nghệ: Hợp tác chuyển giao về khoa học công nghệ, đặc biệt trong công nghệ giống thủy sản để giảm bớt chi phí giống cho các hộ nuôi trồng. Bên cạnh đó, cần quy hoạch vùng nuôi tập trung quy mô: Khuyến khích nuôi trồng quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao trong nghề nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ biofloc với quy trình 2 giai đoạn trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra cần hợp tác với các viện nghiên cứu và các trường đại học cũng như các công ty nuôi trồng thủy sản lớn trong nước và ngoài nước có công nghệ sản xuất hiện đại.

Phát triển kết hợp giữa chăn nuôi ao và nuôi thả bãi. Hiện nay 2 mô hình chăn nuôi có những lợi thế riêng và có hiệu quả kinh tế ngang bằng, cần phát triển cả 2 hình thức nuôi ở trong ao đầm và nuôi bãi thả để tận dụng lợi thế từ các bãi triều và điều kiện tự nhiên mang lại. Đặc biệt là nghề nuôi ngao, nên mở rộng diện tích và phát triển nghề này ra các xã gần bờ vì mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và rủi ro ít hơn.

4. KẾT LUẬN

Nuôi trồng thủy sản gần bờ đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của người dân ven biển huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An. Nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân. Vì vậy trong những năm qua chăn nuôi ao/đầm và thả bãi phát triển với năng suất cao. Hệ số sử dụng vốn của chăn nuôi ao/đầm và chăn nuôi thả bãi là bằng nhau và bằng 0,74. Bên cạnh đó thì tỷ lệ gia tăng (VA) trên chi phí trung gian và lợi nhuận trên tổng chi phí cũng bằng nhau với lần lượt là 0,43 và 0,42. Trong các mô hình này thì nuôi ngao vẫn mang lại kinh tế cao hơn tôm và cá. Tuy nhiên hiện nay công nghệ và thị trường cũng như hình thức nuôi tương quan mạnh và ngược chiều đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, một số giải pháp nên được thực hiện để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản gần bờ huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

     1. Phòng Nông nghiệp huyện Nghi Lộc (2017). Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, 2017. Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

     2. Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc (2017). Báo cáo thống kê huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2017. Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

     3. Do Hoon Kim & Douglas Lipton (2011). A comparison of the economic performance of offshore and inshore aqualculture production systems in Korea. Pages 103 - 117.

4. Petersen. E. H- Suc. N. X, Thanh. D. V,, Hien, T. T., (2011). Bioeconomic analysis of extensive mud crab farming in Vietnam and analysis of improved diets. Aquaculture economics and managerment, V.15 no.2. pp. 83-102.

             ECONOMIC EFFICIENCY OF NEARSHORE AQUACULTURE IN NGHI LOC DISTRICT, NGHE AN PROVINCE

Vuong Thi Thuy Hang1

1Universty of Nghe An college of Economics

Summary

This paper presents the results of a study comparing the economic efficiency of near-shore aquaculture, at different scales, models and types of aquaculture. The survey results of 123 aquaculture households in 3 representative communes in 2018 showed that although the lagoon farming model has a greater production value than farming, the economic efficiency of these two models is similar. similar (HS = 0.74 times; VA / GO = 0.43; Pr / TC = 0.42). Clam culture is more economical than shrimp culture. Besides, large scale with the investment in science and technology and equipment as well as intensive farming also achieve higher economic efficiency. The solutions should focus on developing and applying high technology, markets and large-scale concentrated farming models to improve the economy for aquaculture households.

Keywords: Aquaculture, efficiency of aquaculture, nearshore aquaculture.

 

Vương Thị Thúy Hằng - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Email: vuongthuyhang.78@gmail.com