Đánh giá thành phần, số lượng và mục đích sử dụng loài động vật hoang dã bị săn bắt bởi người dân vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An

                                                                                             Th.S. Vương Thị Thúy Hằng-Trường Đại học kinh tế Nghệ An

                                                                                                Email: vuongthuyhang.78@gmail.com ĐT: 0918484268

TÓM TẮT:

                Nghiên cứu này nhằmđánh giá thành phần loài, số lượng và mụcđích sử dụng sản phẩm loài động vật hoang dã (ĐVHD) bị săn bắt trái phép bởi người dân địa phương ở vùngđệm khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Huống, Nghệ An. Điều tra thựcđịađã tiến hành trên 8 tuyến để xác định số loài, số lượng cá thể và mụcđích sử dụng sản phẩm của mỗi loài bị săn bắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 70 loàiĐVHD được công bố săn bắt phổ biến, gồm 51 loài thú, 10 loài chim, 6 loài bò sát và lưỡng cư và 3 loài cá, trong số 70 loài đó có 34 loài có tên trong sáchđỏ Việt Nam (2007); 24 loài có tên trong danh lụcĐỏ IUCN (2018); 34 loài có tên trong Nghịđinh 32/NĐ-CP (2006). Khảo sát thựcđịa theo theo tuyến ghi nhận 48 loàiĐVHD bị săn bắt, trong đó có 29 loài thú có giá trị kinh tế cao chiếm phần lớn số lượng loài săn bắt.

                Ghi nhận được giá trị sử dụng các sản phẩm của ĐVHD bịsăn bắt năm 2018:Sử dụng làm thực phẩm chiếm 41%, lấy da lông chiếm 15%, làm cảnh chiếm 12%, xuất khẩu chiếm 11%, văn hóa nghệ thuật 8% và dược liệu chiếm 7%. Ở các vùng đệm của KBTTN Pù Huống, số lượng thợ săn giảm dần qua các giai đoạn, cao nhất giai đoạn 1997-2002, tiếp đến giai đoạn 2002-2010 và thấp nhất là giai đoạn 2010-2018. 

Từ khóa:Săn bắt, thợ săn, động vật hoang dã, Pù Huống, Nghệ An

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

            Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Huống cách thành phố Vinh 150 km về phía Tây, diện tích tự nhiên là 50.075 ha, nằm  trong địa phận giáp ranh  của 12 xã thuộc 5 huyện Quế  phong (Cắm Muộn, Quang phong), Qùy Châu (Diễn Lãm, Châu Hoàn), Qùy Hợp (Châu Thành, Nam Sơn, Châu Thái, Châu Cường), Con Cuông (Hữu Khuông)và Tương Dương (Nga My, Yên Hoà, Yên Tĩnh). Tọa độ đại lý: 19015’ – 19029’ độ vĩ Bắc và 104013’ – 104016’ độ kinh Đông. Dân số 12 xã là 49.699 nhân khẩu trong 8353 hộ, gồm gồm các dân tộc Thái, Hơ Mông, Khơ Mú, Thôt, Mường và Hoa.

            Đa dạng thành phần loài động vật có 328 loài động vật có xương sống ở cạn bao gồm Thú100 loài⦋6⦌, chim 176 loài, Bò sát 35 loài, lưỡng cư 17 loài ⦋3⦌. Khu hệ động vật ở KBTTN Pù Huống thể hiện tính đa dạng sinh học của Bắc Trung Bộ. Thực tế, trong các hệ sinh thái rừng Pù Huống có nhiều loài động vật có ý nghĩa bảo tồn đặc biệt như: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn má trắng (Nomascus leucogenis)… Người dân ở KBTTN Pù Huống sống phụ thuộc vào rừng, trong đó săn bắt động vật hoang dã (ĐVHD) là những hoạt động chính của địa phương dân nơi đây. Do áp lực săn bắt trái phép và các hoạt động tiêu cực một cách mãnh liệt bởi người dân địa phương nên nhiều ĐVHD đã bị suy giảm nghiêm trọng về thành phần loài và số lượng quần thể ở khu vực nghiên cứu (KVNC) này, đặc biệt các loài thú lớn vì đây là những loài mục tiêu của săn bắt của thợ săn, làđối tượng rất nhạy cảm với tác động của con người cũng như những biến đổi về môi trường.

            Các nghiên cứu trước đây về  KBTTN chủ yếu đánh giá về đa dạng sinh học chung của khu bảo tồn, và nghiên cứu lập danh lục các loài thú và đề xuất giải pháp bảo tồn. Tuy nhiên các thông tin chi tiết về các thành phần loài và số lượngĐVHD bị săn bắt trái phép bởi người dân sống vùng đệm KBTTN thì vẫn còn rất ít. Bài báo này nhằm đánh giá thành phần, số lượng và mụcđích sử dụng sản phẩmđộng vật hoang dã bị săn bắt trái phép bởi người dân địa phương vùng đệm KBTTN Pù Huống nhằm góp phần đề xuất các giải pháp bảo tồn tài nguyên ĐVHD bền vững tại KBTTN Pù Huống, Nghệ An.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp phỏng vấn

            Mục đích phỏng vấn nhằm thu  thập những thông tin quan trọng: Các loài họ biết và săn bắt được, số lượng săn bắt, các phương thức, mùa vụ săn bắt, mục đích sử dụng các sản phẩm và giá của các sản phẩm từ  ĐVHD. Đối tượng phỏng vấn là các bộ khu bảo tồn, tuần rừng, thợ săn và người dân có kinh nghiệm đi rừng.

            Câu hỏi phỏng vấn và ảnh màu là hai bộ công cụ được sử dụng trong quá trình phỏng vấn, và kèm theo xác minh tính chính xác của phỏng vấn có các loại bẫy, súng săn  mà thợ săn người dân dùng để săn bắt. Đối với những loài có kích thước lớn và có giá trị thì bộ công cụ có hiệu quả cao. Tuy nhiên loài kích thước cỡ nhỏ khi bắt được người dân thường làm thực phẩm hoặc bán nên không có giá trị lưu giữ hay trung bày. Nếu quá trình phỏng vấn có nghi ngờ tiến hành phỏng vấn lại và kiểm tra chéo thông tin thu được sau phỏng vấn. Ngoài ra, kết hợp phỏng vấn chính thức và không chính thức  làm tăng mức độ chính xác và chất lượng thông tin

2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến

            Chọn 7 xã điển hình sống khu vực vùng đệm khu bảo tồn. Tổng số 8 tuyến điều tra khảo sát, tổng số ngày điều tra thực địa 80 ngày và phân bố như sau:

            - Tại Khe Cò, Bản Khì, xã Châu Cường huyện Qùy Hợp

            - Tại Khe Hín Đọng, Bản Khì xã xã Châu Cường huyện Qùy Hợp

            - Bản Cướm, Xã Diễn Lâm huyện Qùy Châu

            - Bản Tạ xã Quang Phong và thị trấn Quế Phong

            - Xã Châu Hoàn huyện Qùy Châu.

            - Bản Cà, xã Châu Quang huyện Qùy Hợp.

            - Bản Cố, xã Châu Thái và thị trấn Qùy hợp.

            - Bản Nà Kho, xã Nga My và thị trấn Tương Dương.

            Các tuyến được thiết kế và lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của cộng đồng và là tuyến mà cộng đồng thường xuyên săn bắt. Ở các cửa rừng thuộc 8 tuyến trên (lối ra vào rừng của các thợ săn), đã tiến hành phỏng vấn và ghi nhận trực tiếp những loài ĐVHD mà thợ săn bắt được mỗi ngày, bao gồm các loài săn bắt, số lượng, ước tính khối lượng của các loài săn bắt được…Trên các tuyến, điều tra chủ yếu tập trung ở của rừng của từng tuyến từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018 với tổng thờigian 80 ngày, chia thành 8 đợt, mỗi đợt10 ngày/tháng, điều tra từ 6h đêb 18h.

2.3. Xử lý số liệu

            Nhận diện ngoài thực địa, xác định hệ thống phân loại học và phổ thông các nhóm thú dựa trên các tài liệu sau:  Tài liệu Francis (2008) và Đặng Huy Huỳnh et al., (2007). Tên khoa học và hệ thống phân loại thú theo Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) và Nguyễn Văn Minh và cs (2016).Số liệu phỏng vấn và điều tra theo tuyến được xử lý bằng phần mềm Excel 2010. Thông tin định tính và định lượng được phân tích kết hợp với các bảng, biểu đồ đê minh họa cho kết quả nghiên cứu số lượng loài , sản lượng săn bắt và xu hướng quần thể của các loài bị săn bắt.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài ĐVHD được săn bắt

                                  

                                                     Hình 1. Thành phần các loài động vật hoang dã đã được săn bắt

Kết quả điều tra phỏng vấn và khảo sát thực địa cho thấy tổng cộng 70 loài ĐVHD  đã được săn bắt phổ biến tại các hộ gia đình, gồm có 51 loài thú chiếm khoảng 73 %, 10 loài chim chiếm khoảng 14,2 %, 6 loài bò sát và lưỡng cư chiếm khoảng  8,6 %  và 3 loài cá chiếm khoảng 4,2 % (hình 1).

Bảng 1. Danh lục và tình trạng bảo tồn các loài động vật hoang dã được săn bắt phổ biến

 

TT

 

Tên khoa học

 

Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn

SĐVN 2007

Nghị định 32

IUCN

 

MAMMALIA

LỚP THÚ

 

 

 

1

Tupaia glis

Đồi

 

 

 

2

Cynocephalus variegatus

Chồn bay

CR

IB

 

3

Megaerops niphanae

Dơi quả tai tròn

 

 

 

4

Nycticebus coucang

Cu li lớn

VU

IB

 

5

Nycticebus pygmaeus

Cu li nhỏ

VU

IB

VU

6

Macaca arctoides

Khỉ mặt đỏ

VU

IIB

VU

7

Macaca assamensis

Khỉ mốc

VU

IIB

VU

8

Macaca mulatta

Khỉ vàng

 

IIB

 

9

Macaca nemestrina

Khỉ đuôi lợn

 

 

 

10

Pygathrix nemaeus

Chà vá chân Nâu

EN

IIB

EN

11

Trachypithecus phayrei

Voọc xám

VU

IIB

 

12

Normascus leucogenis

Vượn má trắng

EN

IB

EN

13

Cuon alpinus

Sói đỏ

EN

IB

EN

14

Ursus malayanus

Gấu chó

EN

IB

VU

15

Ursus thibetanus

Gấu ngựa

EN

IB

VU

16

Arctonyx collaris

Lửng lợn

 

 

 

17

Lutra lutra

Rái cá thường

VU

IB

VU

18

Lutrogale perspicillata

Rái cá lôngmượt

VU

IB

VU

19

Melogale personata

Chồn bạc máNam

 

 

 

20

Artictis binturong

Cầy mực

VU

IB

 

21

Chrotogale owstoni

Cầy vằn bắc

 

 

 

22

Herpestes javanicus

Cầy lỏn tranh

 

 

 

23

Paguma larvata

Cầy vòi mốc

 

 

 

24

Paradoxurus hermaphroditus

Cầy vòi đốm

 

 

 

25

Prionodon pardicolor

Cầy gấm

CR

IIB

 

26

Viverricula indica

Cầy hương

 

 

 

27

Viverra megaspila

Cầy giông sọc

EN

IB

VU

28

Catopuma temmincki

Báo lửa, beo

EN

IB

VU

29

Neofelis nebulosa

Báo gấm

VU

IB

VU

30

Panthera pardus

Báo hoa mai

EN

IB

 

31

Panthera tigris

Hổ

EN

IB

EN

32

Prionailurus bengalensis

Mèo rừng

 

 

 

33

Elephas maximus

Voi

CR

IB

EN

34

Sus scrofa

Lợn rừng

 

 

 

35

Canimuntiacus truongsonensis

Mang trườngSơn

VU

IB

 

36

Cervus unicolor

Nai

VU

IIB

VU

37

Megamuntiacus vuquangensis

Mang lớn

VU

IB

DD

38

Muntiacus muntjack

Hoẵng

 

 

 

39

Bos gaurus

Bò tót

EN

IB

VU

40

Naemorhedus sumatraensis

Sơn dương

VU

IB

VU

41

Pseudoryx nghetinhensis

Sao la

EN

IB

EN

42

Manis pentadactyla

Tê tê vàng

VU

IIB

LR

43

Petaurista petaurista

Sóc bay trâu

CR

IIB

 

44

Callosciurus erythraeus

Sóc bụng đỏ

 

 

 

45

Ratufa bicolor

Sóc đen

VU

 

LR

46

Cannomys badius

Dúi nâu

 

 

 

47

Rhizomys pruinosus

Dúi mốc

 

 

LR

48

Atherurus macrourus

Đon

 

 

LR

49

Macrotis

Chuột đất

 

 

 

50

Rattus koratensis

Chuột rừng

 

 

 

51

Laonastes aenigmamus

Chuột núi lào

 

 

 

 

AVES

LỚP CHIM

 

 

 

52

Gallus gallus

Gà rừng

 

 

 

53

Streptopelia chinensis

Cu gáy

 

 

 

54

Centropus sinensis

Bìm bịp lớn

 

 

 

55

Motacilla alba

Chìa vôi trắng

 

 

 

56

Pycnonotus jocosus

Chào mào

 

 

 

57

Copsychus saularis

Chích chòe

 

 

 

58

Copsychus malabaricus

Chich chòe lửa

 

 

 

59

Garrulax chinensis

khướu bạc má

 

 

 

60

Gracula religiosa indica

Yểng, nhồng

 

IIB

 

61

Acridotheres grandis

Sáo mỏ vàng

 

 

 

 

REPTILIA

LỚP BÒ SÁT

 

 

 

62

Gekko gecko

Tắc kè

 

 

 

63

Naja atra

rắn hổ mang

EN

IIB

 

64

Coelognathus radiatus

Rắn sọc dưa

VU

IIB

 

65

Bungarus fasciatus

Rắn cạp nong

VU

IIB

 

 

AMPHIBIA

LƯỠNG CƯ

 

 

 

66

Chaparana delacouri

Ếch vạch

 

 

 

67

Ordorrana andersoni

Chàng anđecson

VU

 

 

 

PISCES

 

 

 

68

Misgurnus anguillicaudata

Cá chạch 

 

 

 

69

Channa sp

Cá quả

 

 

 

70

Onychostoma gerlachi

Cá mát

 

 

 

Ghi chú: Tình trạng bảo tồn: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm – Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại; Nhóm IIB - Hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Sách đỏ Việt Nam (2007): CR - Rất nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp

            Trong các loài ĐVHD được người dân săn bắt ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu, 34 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), gồm 4 loài thuộc rất nguy cấp CR (Critically Endangered), 12 loài thuộc nhóm nguy cấp EN (Endangered), 18 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp VU (Vulnerable). Có 24 loài nằm trong Sách đỏ Thế giới IUCN, gồm 6 loài thuộc nhóm nguy cấp EN, 13 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp VU, 4 loài thuộc nhóm ít nguy cơ LR và 1 loài thiếu dữ liệu DD. Có tổng 13 loài ĐVHD thuộc nhóm cấm khai thác vì mục đích thương mại (IB), và 21 loài thuộc nhóm hạn chế khai thác vì mục đích thương mại (IIB) theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

3.2. Mục đích sử dụng và số lượng động vật hoang dã bị săn bắt tại khu vực nghiên cứu (KVNC)

3.2.1. Mục đích sử dụng động vật hoang dã bị săn bắt

            Kết quả điều tra phỏng vấn và khảo sát mẫu vật về  mục đích sử dụng các sản phẩm từĐVHD ở cácđịa phươngbao gồm làm thực phẩm, làm dược liệu, lấy da-lông, mua bán , làm cảnh và văn hóa (bảng 3).

Bảng 3. Tỷ lệ % mục đích sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD tại các địa phương KVNC

Địa điểm

 

Mục đích

 

Bản Cà

 

 

Bản Cố

 

 

Bản Cướm

 

Bản Na Kho

 

Bản Mét

 

 

Bản Khì

 

 

Bản Tạ

 

Thực phẩm

29%

38%

49%

48%

51%

28%

40%

Dược liệu

3,5%

4,7%

3,1%

5%

2%

3%

2%

Da, lông

5,3%

6%

3,5%

7%

2,9%

3,2%

3,9%

Mua, bán

26%

31%

41%

47%

45%

18%

36%

Làm cảnh

21%

35%

19%

32%

30%

24%

33%

Văn hóa

1,1%

1,2%

1%

1,4%

1,3%

1,1%

1,5%

Ghi chú: Tỷ lệ % so với toàn xã

Qua bảng 3 nhận thấy, mục đích sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD ở cácđịa phương khác nhau làkhác nhau, cụ thể:Bản Na Kho là cao nhất, tiếp theo là bản Mét và thấp nhất là bản Cà. Như vậy các xã của vùng đềm khu bảo tồn có nhu cầu sử dụng sản phẩmĐVHD không giống nhau. Điều đó dẫn đến thợ săn và người dân đi săn bắt động vật theo nhu cầu họ cần, dẫn đến động vật trong KBTTN càng ngày càng giảm sút nghiêm trọng.

                                  

                                             Hình 2. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở địa phương KVNC

Giá trị sửdụng làm thực phẩm các sản phẩm ĐVHDlà cao nhất (hình 2), cao thứ 2 là sử dụng để mua bán, thứ 3 là sử dụng  làm cảnh, tiếp đến sử dụng để khai thác da – lông thấp tương đương nhau và thấp nhất là giá trị văn hóa.

3.2.2. Số lượng các loài động vật hoang dã bị săn bắt

            Kết quả nghiên cứu về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài được săn bắt thông qua khảo sát từ thực địa từ tháng 1/2018 đến tháng 11/2018 được thể hiện ở bảng 4. Tổng số khoảng 48 loài ĐVHD bị săn bắt bởi các thợ săn và người dân địa phương được ghi nhận và quan sát trực tiếp từ thực địa chiếm  69% tổng số loài bị săn bắt được cộng đồng báo cáo. Trong đó, có tổng số 29 loài thú chiếm số lượng lớn nhất so với các nhóm ĐVHD khác, có 10 loài chim, 4 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư và 3 loài cá.

Bảng 4.  Số lượng các loài vàsử dụng sản phẩm ĐVHDbị săn bắtdựa vào kết quả điều tra năm 2018

 

TT

Tên loài

 

 

Số lượng

 

Sản phẩm sử dụng

 

Tên khoa học

Tên việt Nam

TP

DL

Dli

MB XK

LC

VHNT

1

Suncus murinus

Chuột chù

11

11

 

 

 

 

 

2

Anourosorex  squamipes

Chuột chù cộc

5

5

 

 

 

 

 

3

Tupaia belageri

Đồi

2

2

 

 

 

 

 

4

Cynocephalus variegatus

Chồn bay

4

4

 

 

 

 

 

5

Nycticebus coucang

Cu li lớn

1

 

1

 

1

1

 

6

Nycticebus pygmaeus

Cu li nhỏ

1

 

1

 

1

1

 

7

Macaca arctoides

Khỉ mặt đỏ

6

4

6

5

6

 

 

8

Macaca assamensis

Khỉ mốc

3

2

3

2

3

 

 

9

Macaca mulatta

Khỉ vàng

4

1

4

3

4

 

 

10

Macaca nemestrina

Khỉ đuôi lợn

3

2

3

2

3

 

 

11

Trachypithecus phayrei

Voọc xám

2

 

2

1

2

 

 

12

Normascus leucogenis

Vượn má trắng

3

 

3

2

3

 

 

13

Nyctereutes procyonoides

Lửng chó

2

2

2

 

 

 

 

14

Mustela kathiah

Triết bụng vàng

1

1

1

 

 

 

 

15

Mustela strigidorsa

Triết chỉ l­ưng

1

1

1

 

 

 

 

16

Viverricula indica

Cầy H­ương

5

5

2

 

 

 

 

17

Prionodon pardicolor

Cầy Gấm

6

6

 

 

 

 

 

18

Paradoxurus hermaphroditus

Vòi H­ương

3

3

 

 

 

 

 

19

Sus scrofa

Lợn Rừng

10

10

 

 

 

 

 

20

Muntiacus puhoatensis

Mang Pù hoạt

1

1

 

 

 

 

 

21

Megamuntiacus vuquangensis

Mang Lớn

1

1

 

 

 

 

 

22

Bos gaurus

Bò tót

1

1

1

 

 

 

 

23

Manis pentadactyla

Tê tê Vàng

3

3

3

3

2

 

 

24

Callosciurus erythraeus

Sóc bụng đỏ

9

9

 

 

9

9

 

25

Ratufa bicolor

Sóc đen

10

10

 

 

9

9

 

26

Cannomys badius

Dúi nâu

15

15

 

 

 

 

 

27

Rhizomys pruinosus

Dúi mốc

20

20

 

 

 

 

 

28

Rattus koratensis

chuột rừng

9

9

 

 

 

 

 

29

Laonastes aenigmamus

Chuột núi lào

7

7

 

 

 

 

 

30

Gallus gallus

Gà rừng

25

25

 

 

 

 

 

31

Streptopelia chinensis

Cu gáy

9

 

 

 

 

 

 

32

Centropus sinensis

Bìm bịp lớn

3

3

 

 

 

3

1

33

Motacilla alba

Chìa vôi trắng

6

4

 

 

 

3

2

34

Pycnonotus jocosus

Chào mào

20

10

 

 

 

20

3

35

Copsychus saularis

Chích chòe

8

6

 

 

 

8

2

36

Copsychus malabaricus

Chich chòe  lửa

6

2

 

 

 

6

1

37

Garrulax chinensis

khướu bạc má

5

1

 

 

 

5

3

38

Gracula religiosa indica

Yểng, nhồng

2

 

 

 

 

2

1

39

Acridotheres grandis

Sáo mỏ vàng

3

 

 

 

 

3

1

40

Gekko gecko

Tắc kè

5

5

5

 

 

 

 

41

Naja atra

rắn hổ mang

4

4

 

 

 

 

 

42

Coelognathus radiatus

Rắn sọc dưa

8

8

 

 

 

 

 

43

Bungarus fasciatus

Rắn cạp nong

5

5

 

 

 

 

 

44

Chaparana delacouri

Ếch vạch

30

30

 

 

 

 

 

45

Ordorrana andersoni

Chàng anđecson

21

21

 

 

 

 

 

46

Misgurnus anguillicaudata

Cá chạch 

12

12

 

 

 

 

 

47

Channa sp

Cá quả

36

36

 

 

 

 

 

48

Onychostoma gerlachi

Cá mát

30

30

 

 

 

 

 

 

Tổng

100

41

15

7

11

12

8

 

Tỷ lệ %

100

41%

15%

7%

11%

12%

8%

Chú thích: TP. Thực phẩm; DL. Da lông; Dli. Dược liệu; MBXK. Xuất khẩu; LC. Làm cảnh; VHTL. Văn hóa nghệ thuật.

            Thú là một trong những loài mục tiêu săn bắt của nhiều cộng đồng địa phương sinh sống ở vùng đệm của khu bảo tồn vì các loài này có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế  cao và được thị trường ưa chuộng, đặc biệt các loài thú lớn (có khối lượng >5kg). Kết quả điều tra cho thấy, trong các loài thú ghi nhận có 21 loài thú có giá trị kinh tế cao như: Khỉ, Voọc, Vượn, Nai, Mang, Lợn rừng, Bò tót,Cầy/Chồn, Triết, Lửng, Dúi và các loài có giá trị thấp: Đon, Sóc bay, Chuột với tổng số 29 loài thú chiếm phần lớn sản lượng các loài ĐVHD bị săn bắt (bảng 4). Các loài khác có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao được săn bắt gồm chim, rắn, tắc kè.

                                  

                                                 Hình 3. Biểu đồ thể hiện giá trị sử dụng các sản phẩm ĐVHD năm 2018

            Trong số 100 loài thú  ở KBTTN Pù Huống, có tới 41 loài, chiếm 41% tổng số cá thể cho thực phẩm; 15 loài (15%) có thể khai thác da lông; 7 loài (7%) cho sản phẩm làm dược liệu; 11 loài (11%) có thể xuất khẩu; 12 loài (12%) có thể làm cảnh và 8 loài (8%) có giá trị văn hóa nghệ thuật. Như vậy, loài thú chủ yếu cho thực phẩm và da lông thuộc bộ Ăn thịt và Bộ guốc chẵn. Trong khi đó có nhiều bộ cho dược liệu quý bao gồm bộ Linh trưởng, bộ Ăn thịt và bộ Guốc chẵn; giá trị  làm cảnh và giá trị văn hóa nghệ thuật chủ yếu là lớp Chim thuộc các loài chim có giọng hót hay như: Bìm bip, Chìa vôi, Chích chòe, Khướu, Yểng.

3.3. Số lượng thợ săn, dụng cụ săn bắt động vật hoang dã

3.3.1. Số lượng thợ săn và dụng cụ săn bắt

Bảng 5. Thống kê số  thợ săn trong các giai đoạn từ trước năm 1997 đến nay

 

TT

 

 

Địa điểm

Số lượng thợ săn

Trước 1997

1997-2002

2002-2010

2010-2018

1

Bản Cướm-DiễnLãm-Quỳ Châu

19

32

11

4

2

Bản Khì-ChâuCường-Quỳ Hợp

14

25

9

3

3

Bản Mét-BìnhChuẩn- Con Cuông

18

30

10

7

4

Bản Na Kho - Nga My -Tương Dương

24

35

23

10

5

Bản Tạ - Quang Phong - Quế Phong

21

23

16

7

6

Bản Cà - Châu Quang huyện Qùy Hợp

19

29

14

6

7

Bản Cố - Châu Thái và thị trấn Qùy hợp

27

35

18

9

 

            Qua điều tra khảo sát tại 7 bản  (bảng 5), cho thấy số lượng thợ săn trong những năm gần đây giảm xuống rất nhiều do số lượng các loại ĐVHD trong KVNC ngày càng ít, do sự giám sát chặt chẽ hơn của cán bộ quản ly trong khu bảo tồn. Tuy nhiên với lợi nhuận ngày càng cao và phương tiện săn bắt ngày càng hiện đại và tinh vi nên số lượng ĐVHD đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra phỏng vấn là từ trước đến năm 1997 hầu hết tất cả những người đàn ông trong các bản đều có thể là thợ săn. Tuy nhiên việc họ săn bắt các loại thú rừng và các loại động vật rừng chỉ mục đích làm thực phẩm để cải thiện cuộc sống gia đình là chủ yếu, chứ không mang tính chất thương mại, nếu có chỉ là sự buôn bán nhỏ lẻ. 

                                  

                                                          Hình 4. Biểu đồ biểu diễn số lượng thợ săn  trong các giai đoạn

            Qua biểu đồ (hình 4) ta thấy, số lượng thợ săn đông nhất vào giai đoạn trước năm 2002. Từ năm 2002 ban quản lý khu BTTN Pù Huống mới được thành lập theo Quyết định số 342/QĐ-UB ngày 25/01/2002 của UBND tỉnh Nghệ An. Trong giai đoạn 2002-2018 với sự giám sát và quản lý của cán bộ khu BTTN Pù Huống nên số lượng thợ săn, số lượng súng săn, bẫy, chó săn trong các bản giảm đáng kể . Mạt khác, theo đánh giá của các trưởng thôn và các thợ săn, trong khoảng 2010 đến 2018 số lượng thợ săn giảm mạnh , lý do hiện nay tài nguyên ĐVHD ngày càng hiếm, thời gian để tìm kiếm và săn bắt được động vật có giá trị  là dài hơn và phải đi xa hơn rất nhiều nên cho phí thực phẩm và vật liệu cần thiết tăng nhiều hơn sơ với trước đây. Tuy nhiên với lực lượng mỏng của ban quản lý KBTTN, phải quản lý trên một địa bàn rộng lớn nên việc săn bắt vẫn còn diễn ra mạnh và số lượng ĐVHD bị bắt vấn còn rất lớn.

3.3.2. Dụng cụ săn bắt động vật hoang dã tại khu vực nghiên cứu

            Kết quả điều tra thực địa cho thấy, tại các thời điểm khác nhau thì các dụng cụ được sử dụng để săn bắn các loại thú rừng là khác nhau và thay đổi qua các năm, và đối với các loài thú khác nhau thì các dụng cụ được sử dụng cũng khác nhau (bảng 5)

Bảng 6. Thống kê số lượng súng, bẫy, chó săn từ trước năm 1997 đến 2018

 

TT

 

Địa điểm

Số lượng súng, bẫy, chó săn

Trước 1997

1997-2002

2002-2010

2010-2018

S

B

C

S

B

C

S

B

C

S

B

C

1

Bản Cướm-Diễn

Lãm-Quỳ Châu

6

102

14

10

185

18

8

85

8

2

30

0

2

Bản Khì-Châu

Cường-Quỳ Hợp

5

160

12

14

205

22

4

153

9

0

57

3

3

Bản Mét-Bình

Chuẩn- Con Cuông

7

165

11

16

179

25

5

167

12

3

47

1

4

Bản Na Kho- Nga My-Tương Dương

2

175

23

16

243

32

8

158

21

8

132

8

5

Bản Tạ-Quang Phong-Quế Phong

3

189

17

12

256

25

10

176

18

6

154

10

6

Bản Cà - Châu Quang huyện Qùy Hợp

2

155

25

11

268

22

7

163

16

5

145

1

7

Bản Cố - Châu Thái và thị trấn Qùy hợp

4

207

29

17

282

28

12

187

23

5

167

3

Ghi chú:S – Súng săn các loại; B - Bẫy thú lớn; C – Chó săn

            Số lượng bẫy được sử dụng để săn bắt các loài thú là nhiều nhất và ngày càng tăng, tiếp theo số lượng chó săn và cuối cùng là súng săn. Số lượng súng săn và bẫy nhiều nhất giai đoan 1997-2002, thời gian này đời sống người dân sống chủ yếu dựa vào săn bắt nên hoàn thiện và tăng mạnh số lượng súng và bẫy. Đến giai đoạn 2002-2018 thì số lượng có giảm khoảng 50% do số lượng thợ săn giảm mạnh, do bị cấm săn bắt và do số lượng ĐVHD giảm mạnh nên khó săn bắt hơn. Như vậy có thể thấy, vì sinh kế của mình mà người dân địa phương ngày càng hoàn thiện các phương thức săn bắn để mang lại hiệu quả cao nhất.

            Từ những nguyên nhân đó cho thấy, số lượng thú giảm đi đáng kể, nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao trước thực trạng săn bắn bừa bãi của người dân.

4. KẾT LUẬN

            Đã ghi nhận được 70 loài ĐVHD đã được cộng đồng săn bắt phổ biến gồm 51 loài thú, 10 loài chim, 6 loài bò sát và lưỡng cư và 3 loài cá. Trong Số 70 loài đó có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007); 24 loài có tên trong danh lục Đỏ IUCN (2018); 34 loài có tên trong Nghị đinh 32/NĐ-CP (2006). Khảo sát thực địa ghi nhận 48 loài ĐVHD bị săn bắt, trong đó có 29 loài thú có giá trị kinh tếcao. Khảo sát thực địa theo theo tuyến ghi nhận 48 loài ĐVHD bị săn bắt, trong đó có 29 loài thú có giá trị kinh tế cao chiếm phần lớn số lượng loài săn bắt

            Ở KBTTN Pù Hoạt ghi nhận được giá trị sử dụng các sản phẩm của các loài ĐVHD săn bắt là khác nhau:Chủ yếu sử dụng làm thực phẩm chiếm 41%, tiếp đến lấy da lông chiếm 15%, làm cảnh chiếm 12%, xuất khẩu chiếm 11%, văn hóa nghệ thuật 8%và dược liệu chiếm 7% .

            Ở các vùng đệm của KBTTN Pù Huống, số lượng thợ săn giảm dần qua các giai đoạn, cao nhất giai đoạn 1997-2002, tiếp đến giai đoạn 2002-2010 và thấp nhất là giai đoạn 2010-2018.

            Số lượng súng săn và bẫy nhiều nhất giai đoan 1997-2002, thời gian này đời sống người dân sống chủ yếu dựa vào săn bắt nên hoàn thiện và tăng mạnh số lượng súng và bẫy. Đến giai đoạn 2002-2018 thì số lượng có giảm khoảng 50% do số lượng thợ săn giảm mạnh, do bị cấm săn bắt và do số lượng ĐVHD giảm mạnh nên khó săn bắt hơn trước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

            1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (Phần I. Động vật). Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ, Hà Nội.

            2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2006). Nghi định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

            3. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dựán đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, 5 - 2002

            4. Francis, C. M.(2008). Aguide to the Mammals of Southeast Asia. Princeton University Press, USA.

            5. IUCN (2015): IUCN Redlist of Threatened Species.

            6. Lê Vũ Khôi, Hoàng Xuân Quang, Trần Mạnh Hùng, (2008). Danh lục các loài thú lớn ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tỉnh Nghệ An và ý nghĩa bảo tồn nguồn gen quý hiếm của chúng. Tạp chí khoa học số 1A, tr26-35.

            7. Nguyễn Văn Minh (chủ biên), Trần Thị Thúy Hằng (2016). Đặc điểm nhận dạng, sinh thái và tình trạng bảo tồn thú linh trưởng ở Việt Nam. Nxb. Đại học Huế, Thừa thiên Huế-Huế

            8. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009). Phân loại lớp Thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.

            9. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương (2007). Thú rừng Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài (Vol. I.). Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội

STATUS OF WILDLIFE AND LOCAL PEOPLE’S LIVELIHOOD IN THE BUFFER ZONE OF PU HUONG NATURAL RESERVE, NGHE AN PROVINCE

                                                                                        Vuong Thi Thuy Hang

                                                                      Universty of Nghe An college of Economics

Sumary

The present stady aimed to assess the species composition and number of wild animals hunted by local people in the buffer zone in order to recommend effective conservation measues of wildlife in Pu Huong Natural Reserve, Nghe An province. The field surveys were conducted on 8 sites to detemine the species an number of individuals of each species hunted. The results showed that 70 species of wildlife were hunted by the community, including 51 species of mammals, 10 species of bird, 6 species of amphibians and reptiles, 3 species of fish.Out of 70 species of wildlife were huned, 34 species in Vietnam Red book (2007), 24 species in IUCN Red List (2018) and 34 species in Decree No 32/ND-CP. The results of the field surveys also recorded 48 species of wildlife hunted, in which 29 species of mammals to have the high economic values and account for the majority of the hunted species. The value of wildlife hunted products in 2018 is estimated to be 41% for food, 15% for leather, 12% for export, 11% for art and culture. 8% and pharmaceuticals accounted for 7%. In the Buffer Zone of Pu Huong nature reserve, the number of hunters decreased over the period, the highest in the period 1997-2002, the period 2002-2010 and the lowest in the period 2010-2018.

Keywords: Hunting, hunter, wildlife, Pu Huong, Nghe An.