Chuẩn đầu ra Đại học ngành Thú y

CHUẨN ĐẦU RA

Tên ngành đào tạo: Bác sĩ Thú y (Veterinary medicine)

Trình độ đào tạo    : Đại học

Thời gian đào tạo: 5 năm

Sau khi học xong chương trình sinh viên đạt được chuẩn đầu ra như sau:

1. Về kiến thức

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Hiểu nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương để có nhận thức đúng các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào để học tập chuyên môn ngành Thú y. Biết vận dụng toán cao cấp, lý thuyết xác suất, tin học đại cương, tiếng Anh… để tiếp thu và học tập tốt kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.

1.2. Kiến thức cơ sở ngành

Có kiến thức cơ bản về giải phẫu cơ thể vật nuôi; sinh lý chức năng của các tổ chức, cơ quan trong cơ thể; khả năng đề kháng của cơ thể khi có mầm bệnh xâm nhập; tính chất, tác dụng và cách sử dụng thuốc thú y…

1.3. Kiến thức ngành

- Có kiến thức sâu rộng về chuyên môn: quá trình bệnh lý khi vật nuôi mắc bệnh; các bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh sản khoa, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, ...và các phương pháp chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi.

- Độc lập nghiên cứu chuyên sâu về thú y, các quy trình phân lập vi khuẩn, virut trong chẩn đoán bệnh.

- Ứng dụng tốt kiến thức trong thực tiễn sản xuất, trong tổ chức - quản lý cơ sở, trang trại và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng

+ Xây dựng và đảm nhận tốt chương trình quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi, thực hành tốt các kỹ năng nghề nghiệp: nguyên tắc sử dụng các loại thuốc thú y; vi sinh vật và truyền nhiễm; chẩn đoán, phòng và điều trị các bệnh: truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh ngoại khoa... và kiểm soát, khống chế bệnh tật ở cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi.

+ Nghiên cứu và chuyển giao các kỹ thuật và công nghệ ngành thú y vào thực tiễn sản xuất, chế tạo ra các kit chẩn đoán, các loại vacxin, thuốc thú y để chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi có hiệu quả.

+ Tổ chức quản lý điều hành một đơn vị sản xuất (trang trại, doanh nghiệp): quản lý và điều hành các kỹ thuật sử dụng thuốc, vacxin trong phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng các sản phẩm thú y để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu, nâng cao năng suất sinh sản, khả năng đề kháng và tăng trọng ở vật nuôi.

+ Dạy nghề: sử dụng thuốc thú y; phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm.

+ Phát hiện ra các vấn đề, hướng giải quyết các vấn đề, đặt ra tình huống chuyên môn.

+ Nghiên cứu các ứng dụng, kiến thức mới trong lĩnh vực thú y.

2.2. Kỹ năng mềm

+ Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng giao tiếp.

+ Năng động, nhiệt tình; có đủ năng lực, trình độ để quản lý kỹ thuật thú y tại các công ty sản xuất thuốc thú y, tại các địa phương  và trang trại chăn nuôi; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Làm việc độc lập và làm việc nhóm.

+ Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên đại học hệ chính quy sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh 400 điểm TOEIC trở lên.

+ Kỹ năng tin học: Đạt trình độ tin học văn phòng tương đương B, có kỹ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn bằng các ứng dụng phần mềm của Microsoft Office, sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng phục vụ chuyên môn trong môi trường Internet. Đồng thời có thể sử dụng phần mềm chuyên dùng cho ngành đào tạo theo quy định của trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

3. Thái độ

3.1. Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

- Phẩm chất đạo đức tốt, tác phong mẫu mực.

- Lối sống lành mạnh, không mắc tệ nạn xã hội.

- Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng.

- Thực hiện đúng, đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia chương trình xây dựng Nông thôn mới.

3.2. Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ:

- Yêu ngành, yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.

- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, trung thực trong nghiên cứu khoa học.

- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hợp tác với đồng nghiệp, tham gia cống hiến năng lực chuyên môn cho đất nước.

- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, trong công tác chuyên môn, trong nghiên cứu khoa học.

3.3  Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc:

- Tự giác cập nhật và không ngừng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tích cực phát huy sáng kiến, đổi mới và sáng tạo trong công việc.

4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

- Làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Cục chăn nuôi, Viện thú y, Cục thú y, Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương, Trạm kiểm dịch động vật tại Cửa khẩu Quốc tế, các đầu mối giao thông, Các cơ sở kiểm soát giết mổ động vật, Kiểm tra vệ sinh Thú y, Sở Nông nghiệp các tỉnh, Chi cục thú y các tỉnh, Phòng Nông nghiệp các huyện, Trạm thú y, Trạm khuyến nông….

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm, hóa dược phục vụ thú y, doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành thú y: thuốc thú y, vacxin, bao bì thuốc, các dụng cụ phục vụ cho khám và điều trị bệnh cho vật nuôi.

- Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trường Dạy nghề; Trung học phổ thông, Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ có liên quan đến quản lý nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật thú y, các tổ chức triển khai thực hiện các dự án về giám sát, phòng và chống các bệnh động vật; kiểm dịch các sản phẩm động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

- Các trang trại, công viên, vườn thú, các trạm kiểm dịch động vật tại các sân bay, cửa khẩu, trạm kiểm dịch trên địa bàn các xã, huyện, tỉnh.

- Có khả năng độc lập trong việc thành lập các Bệnh viện thú cảnh, phòng khám và chữa bệnh cho động vật cảnh (chó, mèo,…)

5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ

Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học ngành Thú y, Chăn nuôi thú y tại các trường, Viện nghiên cứu trong nước và các trường, Viện quốc tế. Học liên thông ngang các chuyên ngành khác trong cùng khối ngành ở trình độ đại học và các bậc học cao hơn.