Một số giống gà bản địa ở các địa phương

       Thực tiễn cho thấy các giống gà bản địa có năng suất thấp nhưng chất lượng lại rất phù hợp với thói quen văn hóa, khẩu vị của người Việt Nam. Chăn nuôi gà bản địa hiện nay đang được quan tâm bởi khả năng thích nghi cao, phù hợp với tập quán, văn hóa và phương thức chăn nuôi; hơn nữa chất lượng thịt gà ngon, quí hiếm nên có giá cao, ít biến động và rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng có thu nhập cao.

       Song song với phát triển chăn nuôi theo hướng thâm canh năng suất cao tại các trang trại công nghiệp, chăn nuôi gà trong nông hộ có xu hướng phát triển. Những năm gần đây việc sưu tầm, bảo tồn, nhân giống và phát triển các giống gà địa phương trong nước được nhiều người quan tâm (Phạm Thành Định & cs, 2017). Ngoài ra, chăn nuôi gà bản địa còn có ý nghĩa bảo vệ sự đa dạng sinh học và đa dạng di truyền, giúp cho ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển bền vững. (Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, 2016). Do vậy việc nuôi giữ và bảo tồn một số giống gà bản địa và đưa vào khai thác, phát triển và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

1. Một số giống gà bản địa ở các địa phương

Gà Ri

Gà Ri là giống phổ biến nhất ở nước ta và phân bố rộng rãi trong cả nước. Gà Ri có tầm vóc nhỏ, thân hình thanh tú, nhỏ xương, thịt thơm ngon. Màu lông không đồng nhất, gà mái thường có màu vàng và nâu nhạt hoặc thẫm, gà trống có màu lông đỏ tía, cánh và đuôi có điểm lông màu đen. Đầu gà Ri thanh, hầu hết có mào đơn, đôi khi có mào nụ. Da màu vàng (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà Ri

Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo, mang tên thôn Đông Cảo, xã Đông Tảo huyện Khoái Châu (nay gọi là huyện Châu Giang) tĩnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo có tầm vóc tương đối to, gà trống có lông màu đỏ sẫm pha đen, còn gọi là gà trống tía, con mái lòng màu nâu hoặc vàng nhạt, lông cổ có màu nâu sẫm hơn. Giống gà này cổ đầu to, mắt sâu, mào nụ. Ngoại hình của gà rất thô, đặc biệt là xương Ống chân tất to, có nhiều hàng vẩy sừng xủ xi. Gà con, sau khi rụng lớp lông tơ sơ sinh, lông chính thức mọc lại rất chậm nên một thời gian dài, từ 1-3 hay 4 tháng tuổi rất ít lông, nếu gặp thời tiết lạnh trong mùa đông thì tỷ lệ nuôi sống sẽ rất thấp. Gà Đông Tảo có tiếng gáy đục và ngắn, khác vổi gà Ri có tiếng gáy vang và dài. (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà Đông Tảo

Gà Mía

Gà Mía có nguồn gốc ở làng Miu, xã Đường Lâm, huyện Tùng Thiện, nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ). Gà Mía có tầm vóc tương đối lớn, ngoại hình thô, đi lại chậm chạp. Lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng, cổ có điểm lông nâu, cánh và đuối cố điểm lông đen. Đầu to, mắt sâu, mào đơn rất phát triển, chân thô vừa phải, da bụng đỏ. Tiếng gáy ngắn và đục. Gà con ít lông, khi lớn lông mới phủ kín thân. (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà Mía

Gà Tre

Gà Tre có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng tuổi, con trống nặng 800-850g, con mái nặng 600-620g. Đầu nhỏ, mào hạt đậu, con trống thường có màu vàng ở cổ và đuôi, phần còn lại màu đen, lông con mái thường màu xám xen lẫn màu trắng. Gà Tre được nuôi làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi trong nước. (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà Tre

Gà Hồ

Gà Hồ còn được gọi Đông Hồ hay gà Tổ. Chúng có nguồn gốc từ làng Hồ, nay là làng Lạc Thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Gà Hồ có tầm vóc tương đối lớn, ngoại hình thô, đi lại chậm chạp. Gà trống có màu lồng tía, con mái có màu nâu xám hoặc màu vàng nhạt pha màu đất sét hay ngả màu trắng sữa, nhiều con rất giống màu lá chuối khô. Đầu hơi thô, mào nụ, mỏ và chân vàng nhạt. Đa có màu đỏ, gà con ít lông, khi lớn lông mới phủ kín thân. Nhìn chung, gà Hồ có ngoại hình tương đối giống gà Đông Tảo, nhất là về màu lông nhưng cơ thể cân đối, thanh hơn, đặc biệt là chân to vừa phải. (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà Hồ

Gà Ác

Gà Ác được thuần dường phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên Giang... Đặc điểm ngoại hình: thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù như bông; mỏ, chân cũng màu đen, mào cờ phát triển, màu đỏ tốn khác với các giống gà khác, chân có 5 ngốn (nên còn gọi là gà Ngũ chảo) và có lồng chiếm đa số. (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà Ác

Gà H’mong

Gà H’mong là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mong, Nùng,… ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc điểm nổi bật là bộ lông pha tạp như nâu, hoa mơ vàng sẫm… nhưng chủ yếu là màu đen. Chân, da (và có nhiều con cả mào) màu đen. Tầm vóc gà  vừa phải, thanh gọn. Gà H’mong có sức kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả nông hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi cao. Chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon và cũng có màu đen rất đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng. (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà H'mong

Gà Chọi

Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa phương có truyền thống chơi chọi gà như Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.. Đặc điểm ngoại hình: chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài, con uống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu. Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám (lá chuối khổ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ. (Nguyễn Thị Mai & cs, 2009)

Gà Chọi

Gà Móng

Gà Móng là giống hiện được nuôi nhiều tại xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Gà Móng 1 ngày tuổi có màu lông trắng ngà. Khi trưởng thành gà trống lông màu nâu đỏ, đỏ tía (màu mã lĩnh), gà mái có lông màu nâu nhạt (màu lá chuối khô). Khối lượng trung bình của gà Móng ở 20 tuần tuổi: Con trống gần 2 kg, con mái hơn 1,5 kg. Gà Móng nói chung đều có thân hình chắc khỏe, chân to, mỏ vàng, da chân màu vàng, kiểu mào nụ. (Ngô Thị Kim Cúc, 2016).

Gà Móng

Gà Liên Minh

Gà Liên Minh là một giống gà bản địa có nguồn gốc từ thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng từ rất lâu đời. (Trần Thị Bình Nguyên, 2019). Gà Liên Minh là giống gà bản địa có đặc điểm đẹp về ngoại hình và màu sắc lông, da vàng, thịt thơm ngon, lớp mỡ dưới da mỏng, da giòn và dai, thịt có vị ngọt đậm đà, mang hương vị đặc trưng, phù hợp với nuôi chăn thả, chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng, khả năng đề kháng rất cao. (Trần Thị Bình Nguyên, 2016)

Gà Liên Minh

Gà Lạc Thủy

Gà Lạc Thủy là một trong các giống đã được thuần hóa và phát triển lâu đời cùng với đời sống của người dân ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. (Nguyễn Hoàng Thịnh, 2020). Gà Lạc Thủy lúc 01 ngày tuổi có lông đồng nhất màu vàng, mỏ và chân màu hồng. Từ tuần thứ 3, mỏ và da chân chuyển dần sang màu vàng, đồng thời lông vũ ở bụng cũng được hoàn thiện. Tuần thứ 4 trở đi, mào ở con trống phát triển to, màu đỏ. Từ tuần 5, toàn bộ lớp lông mao được thay bằng lớp lông vũ ổn định có màu đồng nhất nâu lá mía khô ở gà mái và màu đỏ tía ánh vàng ở gà trống. (Trần Ngọc Tiến, 2020)

Gà Lạc Thủy

2. Các chính sách bảo tồn của nhà nước, của các tỉnh

Những năm gần đây việc khai thác nguồn gen bản địa đã được ngành nông nghiệp quan tâm nhiều, các giống vật nuôi hiếm hoi của các cộng đồng người dân tộc thiểu số được đầu tư để phát triển. Bởi vì, trước mắt nó mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi cao hơn so với nuôi các giống động vật bình thường, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương, chịu đựng kham khổ tốt, sức chống chịu với bệnh tật cao... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần phải khai thác thế mạnh và nhu cầu ẩm thực, văn hóa của các giống vật nuôi bản địa đang được nâng cao. Khai thác và phát triển là giải pháp tối ưu nhất nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học các giống vật nuôi bản địa góp phần phát triển nền nông nghiệp sinh thái (FAO, 2007).

Thấu hiểu sâu sắc hiểm hoạ đối với các giống vật nuôi bản địa, sự tuyệt chủng của nhiều giống vật nuôi địa phương, những giống tuy năng suất thấp nhưng mang những đặc điểm quý giá như thơm ngon, chịu đựng dinh dưỡng thấp, thích nghi với điều kiện sinh thái. Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều chính sách, triển khai các đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam bảo tồn các giống vậtt nuôi bản địa, cụ thể trong những năm gần đây gồm có:

Năm 2010 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư 18 quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen, từ khi triển khai thông tư này đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt chương trình khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi, với mục tiêu tạo ra được đàn hạt nhân, đàn sản xuất và con thương phẩm cùng với các quy trình kỹ thuật kèm theo để phát triển rộng rải sản phẩm vật nuôi bản địa vào sản xuất.

Ngày 28/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với nhiều quan điểm, trong đó có việc đẩy mạnh ứng ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống trong bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1671/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay công tác bảo tồn nguồn gen đã được quan tâm phát triển, đặc biệt một số nguồn gen vật nuôi đã triển khai thành hàng hóa và bảo tồn bền vững. (Phạm Công Hoạt & cs, 2022).

Ngoài ra còn có một số chính sách khác như:

Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045".

Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2020 – 2030.

Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt "Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025".

Quyết định số 5040/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của thành phố Hà Nội phê duyệt " Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp thành phố thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025".

Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của tỉnh Bình Định phê duyệt "Chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022-2026"…

Chúng ta có thể khẳng định, các giống vật nuôi là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học, nó là tài sản quý giá hiện đang phát huy ý nghĩa kinh tế như là giống thuần thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương đồng thời còn là nguyên liệu phục vụ cho công tác lai tạo giống. Vì vậy, các chính sách do nhà nước, các tỉnh đưa ra là hết sức kịp thời nhằm giảm thiểu sự tuyệt chủng của nhiều giống vật nuôi địa phương nói chung và các giống gà bản địa nói riêng.

                                                                                                           Tin bài: Trần Thị Cúc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Công Hoạt, Trần Hoàng Dũng, Phạm Văn Tiềm, Phạm Lê Anh Minh, 2022. Bảo tồn nguồn gen vật nuôi tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí khoa học Việt Nam điện tử (http://vjst.vn/vn/tin-tuc/6739/bao-ton-nguon-gen-vat-nuoi-tai-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx)

2. FAO 2007. The State of the Worlds Animal Gentic Pesources for Food and Agriculture, edited by B.Rischkowsky and D. Pilling. Rome. (http://www.dad.fao.org/ docrep/ 010/ a125e/ a125e/00.htm.

3. Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng (2016), Một số đặc điểm ngoại hình , khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2016, tập 14, số 1: 9-20.

4. Ngô Thị Kim Cúc, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Công Định, Phạm Công Thiếu, Vũ Chí Thiện, Phạm Thị Bích Hường, Trần Trung Thông và Nguyễn Trọng Tuyển (2016). Chọn lọc và nhân thuần giống gà Móng. Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Chăn nuôi. Viện Chăn nuôi (61). tr. 22-32.

5. Phạm Thành Định, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Đức Hưng, Ngô Văn Bình, (2017), Nghiên cứu sức sản xuất thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại tỉnh Đồng Nai, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, tập 126, số 3A, trang 201 – 211.

6. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, trang 53- 57.

7. Trần Thị Bình Nguyên, Nguyễn Hữu Đức, Hoàng Thị Yến, Vũ Công Quý, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị DiệuThúy (2016), Đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng nguồn gen ở mức độ phân tử của gà Liên Minh, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, (70), 2016, trang 37-42.

8. Trần Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thanh Hòa  và Đỗ Đức Sáng (2020), Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Lạc Thủy thương phẩm nuôi quy mô nông hộ tại tỉnh Hòa Bình, Tạp chí KHKT Chăn nuôi số 262 - tháng 1 năm 2021, trang 17-22.


Bài viết khác