Học ngành Lâm Học và các cơ hội việc làm sau khi ra trường

Tại sao bạn nên học lâm học? Học lâm học ra làm gì để có thu nhập cao. Học ngành này có dễ xin việc hay không? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi thường gặp khi nhắc đến ngành lâm học trong đối tượng học sinh, sinh viên hiện nay.

Theo học ngành Lâm học (Lâm nghiệp ) các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về sinh thái rừng, kỹ thuật lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Các kỹ thuật nông lâm kết hợp; lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý) trong lâm nghiệp và quy hoạch… Ngoài ra, một phần không thể thiếu trong chương trình học là khối kiến thức về Luật, chính sách tài nguyên rừng và môi trường để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ hành trang phục vụ tốt cho mỗi vị trí công việc.

Hiện nay, lâm nghiệp là một phần quan trọng của nền kinh tế và sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài trong tương lai. Ngoài các sản phẩm tiêu biểu được sản xuất từ rừng, các khu vực mới và sáng tạo như sinh khối, công trình xanh và tín dụng carbon đang tạo cơ hội đổi mới và tạo ra các sản phẩm lâm nghiệp mới giúp chống biến đổi khí hậu. Càng ngày, lĩnh vực nghiệp càng đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thay thế lực lượng lao động nghỉ hưu nhanh chóng.

Vậy có nên học lâm học không, học lâm học ra chỉ làm kiểm lâm? Hiện nay lâm nghiệp  không chỉ còn là công việc của một mình các chú kiểm lâm, mà học lâm học bạn còn làm được rất nhiều những công việc thú vị khác. Lâm nghiệp hiện nay rất năng động và thực sự khá hiện đại, vì vậy không chỉ là trồng cây và thu hoạch chúng - đó là một khu vực vô cùng đa dạng. Lâm nghiệp ngày nay sử dụng viễn thám để đo chiều cao và tốc độ phát triển của cây - mô hình 3D bạn có thể nhận được từ đó là không thể tin được. Đó là một trong số ít lĩnh vực mà tôi có thể kết hợp niềm đam mê của mình cho môi trường và khoa học.

Vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi học ngành lâm học khó chọn việc vì có rất ít việc làm để chọn lựa. Lâm nghiệp hiện nay là một trong những lĩnh vực được nhà nước vô cùng quan tâm và chú trọng đầu tư. Vì vậy học lâm học xong bạn sẽ được nhà nước hỗ trợ và tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề này. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn nhiều vị trí việc làm khác nhau như sau:

+ Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (từ Trung ương đến địa phương): Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện… với vai trò là cán bộ lãnh đạo đơn vị, chuyên viên hay cố vấn kỹ thuật về lâm nghiệp;

+ Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên) và Công ty sản xuất giống cây lâm nghiệp…;

+ Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm nghiệp cấp tỉnh; Trung tâm khuyến nông Quốc gia; Trung tâm khuyến nông tỉnh; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp; Viện/Phân Viện điều tra quy hoạch rừng…;

        + Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp/Nông nghiệp; Viện Điều tra quy hoạch rừng; Viện tài nguyên sinh vật…;

        + Công chức phường xã: Cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán phụ trách lâm nghiệp xã/phường;

        + Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế: Các dự án trồng phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế và phát triển nông thôn;

        + Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế: Nhân viên của các tổ chức phi Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn rừng, Dịch vụ chi trả môi trường (PFES), Dịch vụ chi trả chứng chỉ Carbon (C-PFES), Chứng chỉ rừng (FSC và PFSC), Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch môi trường… như tổ chức WWF (Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên), SNV (Cơ quan phát triển Hà Lan), IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế), ICRAF (Trung tâm nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực Nông Lâm kết hợp), ENV (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên), tổ chức Quốc tế Birdlife… và tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực Bảo tồn đa dạng sinh học, Quản lý rừng bền vững,

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Tên trường: Đại học Kinh tế Nghệ An

Mã trường: CEA

Địa chỉ: Số 51, đường Lý Tự Trọng, P.Hà Huy Tập, Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An

· Hotline: 02388.692.096; 0975.313.755; 0972.322.688

- Email: tuyensinh@naue.edu.vn

· Website: www.naue.edu.vn

                                                          Viết bài: ThS. Nguyễn Thị Trà


Bài viết khác