Lịch sử khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại Học Kinh Tế Nghệ An

  I. LỊCH SỬ KHOA NÔNG LÂM NGƯ

         Khoa Nông - Lâm - Ngư được thành lập tại Quyết định số 568/QĐ-HT CĐKTKTNA ngày 6/6/2005 của hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, nay là trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

Hiện nay, khoa Nông Lâm Ngư  có 30 cán bộ, giảng viên, trong đó có 10 tiến sĩ, 16 thạc sĩ, 1 NCS, 3 Kỹ sư. Khoa Nông Lâm Ngư là đơn vị có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệm vụ chính của khoa là đào tạo cán bộ khoa học có trình độ đại học, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nông lâm nghiệp tài nguyên môi trường phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung và trên phạm vi cả nước.

Khoa Nông Lâm Ngư hiện nay đào tạo 4 ngành học hệ Đại học gồm: Quản lý đất đai, Nông nghiệp công nghệ cao, Thú y và Lâm học; liên kết đào tạo sau đại học 3 ngành Quản lý đất đai, Chăn nuôi thú y, Lâm nghiệp.

Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng chú trọng và phát triển số lượng các công trình khoa học công bố trên các tạp chí thuộc danh mục WoS/Scopus ngày càng tăng. Các hoạt động NCKH gắn liền với đào tạo góp phần phát triển nguồn nhân lực cho địa phương và cả nước. Hoạt động hợp tác trong và ngoài nước luôn được quan tâm và đạt được nhiều kết quả.

Cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc ngày càng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ và hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và NCKH.

II. SỨ MẠNG VÀ NHIỆM VỤ

2.1. Sứ mạng

Khoa Nông Lâm Ngư là khoa đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Thú y, bao gồm các ngành: Bác sĩ thú y, Nông nghiệp công nghệ cao, Lâm sinh, Quản lý đất đai, đồng thời chuyển giao KHCN có chất lượng cao.

2.2. Nhiệm vụ

            Khoa có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Quản lý đất đai, Kỹ sư lâm nghiệp, kỹ sư ngành Nông nghiệp công nghệ cao và Bác sĩ thú y đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi - Thú y, về trồng trọt, bảo vệ thực vật, quản lý đất đai trong thời kỳ chuyển đổi số.

2.3. Khẩu hiệu (Slogan)

Slogan khoa Nông Lâm Ngư: “Nông nghiệp bền vững phát triển và hội nhập”     

III. TẦM NHÌN

Khoa Nông Lâm Ngư, Trường ĐH Kinh tế Nghệ An đến năm 2030 sẽ trở thành đơn vị đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ hiện đại trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và nước bạn Lào, ...

IV. MỤC TIÊU

4.1. Công tác tổ chức và quản lý

            Tập trung xây dựng hoàn thiện các quy định, quy chế tổ chức hoạt động khoa trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, để thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, quản lý, điều hành khoa Nông Lâm Ngư một cách khoa học.

Xây dựng đội ngũ giảng viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển khoa theo yêu cầu của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp.

4.2. Đội ngũ giảng viên

            Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, lương tâm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển khoa cũng như yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu.

4.3. Công tác đào tạo

- Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo có tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến các trường đại học trong và ngoài nước;

- Chất lượng đào tạo đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phục vụ được nhu cầu thị trường lao động trong nước;

- Gắn kết đào tạo với trách nhiệm xã hội và hoạt động cộng đồng. 

4.4. Khoa học và công nghệ

            Có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tiễn, phát triển KHCN gắn với đào tạo phục vụ đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học.

            Nâng cao năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên ngang tầm với các trường đại học.

 


Bài viết khác

Bài viết khác