UBND TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
KẾ HOẠCH, NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HỆ ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG, NGÀNH THÚ Y– LỚP TY K4.01
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng của quá trình đào tạo nhằm giúp sinh viên:
- Củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tập tại trường. Bước đầu vận dụng kiến thức lý luận để giải quyết các vấn đề thực tế (trong phạm vi nội dung thực tập).
- Thực hành chuyên môn chăn nuôi, công việc của một kỹ thuật viên làm công tác chăn nuôi, công tác giống.
- Thực hành chuyên môn thú y, làm công việc của một cán bộ thú y cơ sở. cán bộ kiểm dịch.
- Thực hành chuyên môn về thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, làm công việc của một thú y cơ sở.
- Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, đề xuất và giải quyết vấn đề.
Nhằm thực hiện các mục đích trên, yêu cầu đối với các sinh viên thực tập như sau:
- Thông qua việc thâm nhập thực tế một cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh để đối chiếu, củng cố và bổ sung nhằm nâng cao phần kiến thức lý thuyết đã được nghiên cứu về chăn nuôi, thú y một cách đầy đủ.
- Bồi dưỡng ý thức, quan điểm và đạo đức nghề nghiệp, tác phong công tác: khiêm tốn nhưng năng động trong học hỏi, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác chấp hành nội qui, kỷ luật thực tập tại các cơ sở thực tập.
- Tất cả sinh viên thực tập phải hoàn thành một báo cáo thực tập, trong đó đi sâu nghiên cứu về một nội dung cụ thể của chuyên ngành và phải hoàn thành bản báo cáo này khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp.
II. NỘI DUNG THỰC TẬP
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, trang trại, xí nghiệp, hợp tác xã, trung tâm… có hoạt động về công tác chăn nuôi thú y. Các nội dung về công tác chăn nuôi gia súc gia cầm, dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và các bệnh xẩy ra trên gia súc gia cầm, công tác quản lý chăn nuôi thú y. Mỗi nội dung ở từng cơ sở thực hiện khác nhau, kết quả và hiệu quả cũng khác nhau. Sinh viên phải nghiên cứu, đối chiếu, so sánh giữa lý luận và lý thuyết đã học với thực tế để có những nhận thức và phân tích, nhận xét của bản thân.
Nội dung thực tập gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Tìm hiểu về con giống, kỹ thuật chuồng trại, quy trình chăn nuôi, phối trộn và sử dụng thức ăn trong chăn nuôi. Hiệu quả của hoạt động chăn nuôi, những thuận lợi, khó khăn, những mặt tồn tại cần khắc phục.
- Điều tra tình hình nhiễm bệnh, mắc bệnh của gia súc gia cầm nuôi tại cơ sở chăn nuôi, trang trại, hộ chăn nuôi, các biện pháp phòng và trị bệnh.
- Công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương, quy trình khám và chữa bệnh tại các trang trại, cơ sở chăn nuôi, chi cục chăn nuôi thú y, các trạm, trung tâm chẩn đoán, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Tìm hiểu tình hình bệnh, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xẩy ra trong năm, dịch bệnh theo mùa. Điều tra bệnh súc tại nơi giết mổ gia súc, liên hệ khu vực có gia súc bệnh. Áp dụng quy trình phòng bệnh, biện pháp điều trị bệnh súc.
- Tìm hiểu về công tác kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y
- Tìm hiểu thị trường thuốc thú y, thị trường thức ăn chăn nuôi.
- Một số nội dung khác.
III. THỜI GIAN THỰC TẬP
Toàn bộ thời gian thực tập: 8 tuần
- Bắt đầu: Ngày 15/12/2018
- Kết thúc: Ngày 10/02/2019
TT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
Đơn vị phụ trách
|
Ghi chú
|
I.
|
Phổ biến nội quy, quy chế thực tập; Hướng dẫn, tổ chức cho SV đăng ký đơn vị thực tập
|
Sáng 15/12/2018
|
Bộ môn chăn nuôi thú y - Khoa Nông Lâm
|
|
1.
|
Phân nhóm, cử CB-GV hướng dẫn, (Danh sách nhóm, CB-GVHD, do Khoa phê duyệt thông báo cho sinh viên, GVHD)
|
Từ 08/12/2018-15/12/2018
|
|
|
|
2.
|
Cấp giấy giới thiệu cho sinh viên thực tập lẻ, thực tập theo nhóm (nếu cần): GVHD hoặc sinh viên liên hệ giáo vụ khoa để nhận công văn, Giấy giới thiệu của nhà trường.
|
Giáo viên tổ bộ môn Chăn nuôi thú y
|
|
3.
|
Sinh viên tự liên hệ địa điểm thực tập
|
Từ 01/12/2018-08/12/2018
|
Sinh viên
Bộ môn Chăn nuôi thú y
|
|
II.
|
Thực tập tốt nghiệp
|
Từ
15/12/2018-10/02/2019 (8 tuần)
|
Khoa
Nông Lâm
|
|
1
|
Giáo viên hướng dẫn gặp nhóm hướng dẫn làm đề cương
|
Sáng 15/12/2018
|
Giáo viên hướng dẫn; sinh viên thực tập (nhóm sinh viên)
|
|
2.
|
Thực tập theo nội dung, đề cương được phân công (8 tuần)
|
Từ
15/12/2018-10/02/2019
|
|
2.1
|
Xuống cơ sở thực tập nghiên cứu toàn diện hoạt động của đơn vij để viết đề cương về đề tài đã chọn.
Duyệt đề cương chi tiết: Sinh viên trình bày đề cương, GVHD làm việc trực tiếp, góp ý, sửa chữa và duyệt đề cương.
Sinh viên hoàn thành đề cương chi tiết gửi cho GVHD và khoa
|
Từ
15/12/2018-22/12/2018
|
|
2.2
|
Viết bản thảo đề tài: Học viên viết đề tài tốt nghiệp trên cơ sở đề cương chi tiết đã được duyệt.
Nộp và trả bản thảo đề tài: Học viên nộp bản thảo cho GVHD, GVHD trực tiếp góp ý sửa chữa, bổ sung và trả bản thảo cho học viên
|
Từ 31/01/2019-07/02/2019
|
|
2.3.
|
Nộp bản chính chuyên đề thực tập: Đề tài thực tập có nhận xét của cơ quan thực tập và xác nhận của GVHD được in làm 2 bản
Kết thúc đợt thực tập
|
10/02/2019
|
Khoa
Nông Lâm
|
|
3
|
Khoa (Bộ môn) tổ chức chấm, công bố điểm thực tập (1 tuần) và gửi bảng điểm cho phòng Đào tạo
|
Từ
11/02/2019 –16/02/2019
|
Khoa
Nông Lâm
|
|
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH
4.1. Đối với sinh viên
Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, kỷ luật của đơn vị thực tập, chấp hành sự phân công của Khoa, Bộ môn, sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn của cơ sở thực tập.
Định kỳ báo cáo với giáo viên hướng dẫn và cơ quan thực tập về tiến độ công việc và hoạt động của cá nhân (nhóm).
Trong quá trình thực tập sinh viên phải ghi chép nhật ký thực tập đều đặn đầy đủ nội dung công việc đã làm trong ngày và có chữ ký xác nhận của cán bộ hướng dẫn. Kết thúc thực tập mỗi sinh viên phải nộp nhật ký.
Đề tài thực tập tốt nghiệp tối thiểu 45 trang, đánh máy vi tính (khổ giấy A4) không kể lời mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo. Đề tài thực tập tốt nghiệp phải có xác nhận của cơ quan nơi thực tập về tinh thần thái độ trong thời gian thực tập tại cơ quan, có chữ ký của cán bộ có trách nhiệm và dấu của tổ chức đó.
4.2. Đối với giáo viên hướng dẫn
Cùng với cơ quan thực tập thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho nhóm thực tập.
Thường xuyên phải đi kiểm tra tình hình thực tập của sinh viên ở cơ sở, có báo cáo gửi về khoa, bộ môn tình hình thực tập của nhóm sinh viên mình phụ trách.
4.3. Đối với Khoa, Bộ môn
Ban lãnh đạo khoa phối hợp với bộ môn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập, kiểm tra các nhóm thực tập để nắm tình hình chung và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong thời gian sinh viên thực tập.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Chuẩn bị cơ sở thực tập
- Sinh viên tự liên hệ cơ sở thực tập.
- Khoa dự kiến một số cơ sở thực tập cho sinh viên có nhu cầu.
4.2. Tổ công tác quản lý thực tập
Đại diện Ban lãnh đạo khoa
Trưởng bộ môn
Giáo vụ khoa
Khoa có trách nhiệm tổ chức, quản lý việc hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho các sinh viên, bao gồm:
- Phổ biến, công bố đề cương thực tập;
- Hướng dẫn các lớp sinh viên đăng ký địa điểm. nội dung, phân nhóm;
- Bố trí, phê duyệt nội dung, địa điểm, CB-GV hướng dẫn các nhóm;
- Quản lý sinh viên trong quá trình thực tập;
- Chấm báo cáo thực tập;
- Công bố đề cương, danh sách nhóm, phân công CB-GVHD và kết quả thực tập cho lớp sinh viên và phòng Đào tạo để biết;
4.3. Liên hệ thực tập
Do các sinh viên tự liên hệ đơn vị thực tập có đủ điều kiện. Nếu sinh viên không tự liên hệ thực tập thì Khoa hỗ trợ liên hệ, giới thiệu các đơn vị thực tập cho sinh viên. Sinh viên đăng ký thực tập cho lớp trưởng, trong đó ghi rõ tên và địa chỉ cơ quan dự kiến xin thực tập. Nhà trường chỉ cấp Giấy giới thiệu thực tập 01 lần. Trong trường hợp có lý do chính đáng, sinh viên liên hệ trực tiếp với giáo vụ khoa để được giải quyết yêu cầu xin cấp Giấy giới thiệu thực tập lần 2.
4.4. Kiểm tra thực tập
Định kỳ và đột xuất khoa cử cán bộ giáo viên hướng dẫn đi kiểm tra tình hình thực tập tại cơ sở của sinh viên.
Nghệ An, ngày tháng 12 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG T.P QLĐT TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN