Lâm nghiệp – cơ hội ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

1. Lâm nghiệp, một ngành học đang chuyển biến mạnh mẽ

          Con người đã được tự nhiên ban tặng cho một thứ tài nguyên vô cùng quý giá, đó là tài nguyên rừng, là “lá phổi xanh” của trái đất. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu. Nhờ có rừng mà có khí oxy để con người hít thở và lại hấp thụ khí cacbonic làm điều tiết nhiệt độ trái đất, giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính; hấp thụ các chất bụi và khí độc, thanh lọc không khí.Vì vậy khi đi vào trong rừng chúng ta cảm thấy rất sảng khoái và mát mẻ, mọi nhọc nhằn đều tan biến đi.

          Rừng còn có tác dụng điều tiết dòng chảy, làm giảm hạn hán vào mùa khô và giảmlũ lụt vào mùa mưa; cung cấp các sản phẩm lâm sản và đặc sản. Những bộ bàn ghế đẹp, những ngôi nhà gỗ mát mẻ, những món ăn ngon như măng đắng – đặc sản Quỳ Châu, những bài thuốc chữa bệnh diệu kỳ đều là những sản phẩm từ rừng.

          Bác Hồ đã từng nói về vai trò của rừng qua cụm từ ngắn gọn: “Rừng vàng, biển bạc”, hay trong bài thơ của Tố Hữu cũng đã đề cập đến vai trò của rừng “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

          Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên rừng, đất rừng khá đa dạng và phong phú, phân bố rộng khắp hầu như trên tất cả các tỉnh thành của cả nước. Nghệ An là một trong những tỉnh có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với hơn 1.274,5 ha, tổng trữ lượng gỗ trên địa bàn toàn tỉnh là 92.968.710 m3, trong đó, rừng tự nhiên là 83.217.865 m3 và rừng trồng là 9.750.845 m3; Độ che phủ rừng hiện tại đạt gần 60%. Với nguồn tài nguyên rừng lớn như vậy đã trở thành một thế mạnh về kinh tế rừng ở Nghệ An.

           So với các ngành học thì Lâm nghiệp là một ngành học có những đặc thù riêng và hiện nay đang chuyển biến mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của đất nước. Trước đây Lâm nghiệp là một ngành học nghiêng về nghiên cứu các hệ cảnh quan và đa dạng sinh học, khai thác và chế biến các sản phẩm của hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhưng hiện nay, lâm nghiệp đã có những đột phá bước ngoặt và ngày càng khẳng định vị thế lớn trong xã hội nói chung và trong nền kinh tế quốc dân nói riêng, đa dạng nghề ở nhiều khu vực và hoạt động khác nhau.

            Rừng đã trở thành trọng điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như ở Vườn quốc gia Cúc Phương, VQG Phong Nha Kẻ Bàng, VQG Tam Đảo, VQG Ba Vì, VQG Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt,….vv thu hút hàng nghìn khách du lịch tham quan và đem lại nguồn kinh tế lớn. Vì vậy, các em học sinh thân yêu ơi nếu các em muốn phát huy thế mạnh này thì chúng ta hãy cùng nhau trải nghiệm ngành học Lâm nghiệp.

                                   

                                                                                                Rừng ở Vườn Quốc gia Pù Mát

              Các em muốn tham gia giữ gìn bảo tồn các Hệ sinh thái cảnh quan, các nguồn gen quý hiếm, nghiên cứu về đa dạng sinh học thì đây là một ngành học thú vị.

                                        

                                                                                             Hoạt động Bảo tồn các loài thú

            Nhiều sinh viên sau khi ra trường đã rất thành đạt với nghề nhân giống cây con Keo lai và trồng rừng Keo nguyên liệu giấy. Từ hai bàn tay trắng đã trở thành những nhà kinh doanh giàu có.

                                   

                                                      Kinh tế khá giả nhờ kinh doanh cây con và rừng trồng Keo nguyên liệu giấy

            Các em có thể trở thành những kỹ sư trong tương lai với ngành công nghiệp gỗ, đặc biệt là công nghệ ván dăm hiện đang là ngành hot có thu nhập cao ở tỉnh nhà cũng như ở cả nước. Hoặc có thể trở thành những cán bộ kiểm lâm khoác trên mình bộ trang phục màu xanh làm nhiệm vụ pháp chế lâm nghiệp.

                                   

                                                                                  Nhà máy chế biến gỗ MDF ở Nghĩa Đàn

          Đặc biệt rừng đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, được thu phí từ các ngành kinh tế khác được hưởng thụ lợi ích từ rừng như Thủy điện, các nhà máy công nghiệp, nhà máy nước…vv.

          Hiện nay, Lâm nghiệp được xác định là ngành kinh tế chủ lực của đất nước. Với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt bình quân 8,46%/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 8,03 tỷ USD và 11 tháng đầu năm 2018 ước đạt 8,49 tỷ USD, cả năm dự kiến đạt trên 9 tỷ USD. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 5 năm qua đã tăng hơn 3,3 lần, từ 8 triệu m3 năm 2013 lên 18 triệu m3 năm 2017. Năm 2019 ước đạt 18,5 - 19 triệu m3. Việt Nam vươn lên thứ 1 Châu Á và thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ

          Với vai trò vị thế như vậy mà hiện nay nhiều em học sinh đã lựa chọn ngành học này, mục đích để phát triển nguồn tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng và đất rừng, có thể tự tiến hành tổ chức kinh doanh hoặc tham gia hoạt động trong các tổ chức nhà nước và đặc biệt hơn nhu cầu về kỹ sư lâm nghiệp ở các nhà máy công nghệ MDF đang là khao khát của nhiều bạn trẻ.

          Mong rằng các em học sinh sẽ có những lựa chọn phù hợp với bản thân và xu hướng phát triển của Đất nước và Tỉnh nhà, có thể vững vàng trên con đường mà mình lựa chọn và luôn luôn yêu thích ngành và nghề đã lựa chọn.

2. Cơ hội việc làm của ngành Lâm nghiệp

          Hiện nay, Hoạt động kinh tế Lâm nghiệp diễn ra ở nhiều địa bàn khác nhau từ thành thị đến nông thôn miền núi,đa dạng về các lĩnh vực như:

- Tham gia quản lý bảo vệ rừng ở các Vườn Quốc Gia, Khu Bảo Tồn, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng.

- Làm công tác pháp chế ở các Chi cục Kiểm Lâm tỉnh, Trạm Hạt Kiểm lâm ở các huyện.

- Kỷ thuật viên ở các Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm, Sở tài nguyên môi trường của các tỉnh, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Tham gia tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các Lâm trường.

- Kỹ sư ở các nhà máy chế biến gỗ như nhà máy chế biến gỗ MDF ở Nghĩa đàn và MDF liên doanh với Đài Loan ở Nam Cấm.

- Tự thành lập các Trang trại hay Công ty riêng về kinh doanh cây giống hoặc trồng rừng nguyên liệu,…vv.

3. Đào tạo Ngành Lâm nghiệp ở trường Đại học Kinh Tế Nghệ An

          Để thực hiện chủ trương của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường nhằm nâng cao năng lực làm việc của sinh viên sau khi ra trường, từng bước cải tiến chương trình đào tạo  thích ứng với yêu cầu của cơ quan tuyển dụng. Xác định đây là ngành học gắn kết với thực tiễn, với phương châm “Học đi đôi với hành” như Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học lý luận không phải để nói mép… Học để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác nào đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa vấp váp”. Do vậy, hình thức tổ chức lớp học thường có “Quy mô nhỏ” “Thực hành nhiều” với sự chế độ ưu đãi của tỉnh nhà nên “Học phí thấp”.

            Các em Sinh viên sau khi tốt nghiệp cóKiến thức vững” “Tay nghề giỏi”, “Cơ hội để tuyển dụngở nhiều cơ quan khác nhau và đặc biệt ở trường Đại học Kinh Tế Nghệ Anliên kết giới thiệu việc làmcho các bạn ởCông ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Thành Đạtchuyên trồng và khai thác gỗ ở các tỉnh miền Tây Nghệ An và Lào, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viênLâm nghiệp Quỳ Hợp”, “Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu”, “Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Đàn”, Nhà máy MDF ở Nam cấm”…

        Địa chỉ khoa Nông Lâm Ngư

        Tầng 2, Nhà B, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

        Thông tin chi tiết tại: Website: http://www.dhktna.edu.vn

        Liên chi đoàn khoa: https://www.facebook.com/LCĐ NÔNG-LÂM-NGƯ Trường ĐHKT Nghệ An

        Tel: 02383.522417

        Email: ngannhadat@gmail.com


Bài viết khác