Giới thiệu chương trình đào tạo ngành Thú y

  1. Tên ngành đào tạo: Thú y
  2. Thời gian đào tạo: 4.5 năm
  3. Số tín chỉ: 151 tín chỉ
  4. Yêu cầu tiếng Anh: Sinh viên đại học hệ chính quy sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh B1 theo quy định của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
  5. Định hướng mục tiêu đào tạo

Đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học có kiến thức cơ bản và chuyên môn vững chắc, có thái độ lao động nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

5.1. Về kiến thức: Trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn thú y vững vàng, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn sản xuất, nhu cầu xã hội, phát triển nghề nghiệp; chẩn đoán được bệnh vật nuôi, phòng và điều trị bệnh, tổ chức kiểm soát dịch bệnh động vật..

5.2. Về kỹ năng: tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường; giáo dục đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong điều trị và bảo vệ vật nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.

5.3. Về thái độ: có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề, trung thực, có nếp sống lành mạnh, có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, có quan hệ xã hội tốt và đúng mức, có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong chuyên nghiệp; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong việc khám, chữa bệnh, bảo vệ động vật, đảm bảo vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.

6. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

- Tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Cục chăn nuôi, Viện thú y, Cục thú y, Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương, Trạm kiểm dịch động vật tại Cửa khẩu Quốc tế, các đầu mối giao thông, Các cơ sở kiểm soát giết mổ động vật, Kiểm tra vệ sinh Thú y, Sở Nông nghiệp các tỉnh, Chi cục thú y các tỉnh, Phòng Nông nghiệp các huyện, Trạm thú y, Trạm khuyến nông….

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm, hóa dược phục vụ thú y, doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành thú y: thuốc thú y, vacxin, bao bì thuốc, các dụng cụ phục vụ cho khám và điều trị bệnh cho vật nuôi.

- Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trường Dạy nghề; Trung học phổ thông, Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ có liên quan đến quản lý nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật thú y, các tổ chức triển khai thực hiện các dự án về giám sát, phòng và chống các bệnh động vật; kiểm dịch các sản phẩm động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

- Các trang trại, công viên, vườn thú, các trạm kiểm dịch động vật tại các sân bay, cửa khẩu, trạm kiểm dịch trên địa bàn các xã, huyện, tỉnh.

- Có khả năng độc lập trong việc thành lập các Bệnh viện thú cảnh, phòng khám và chữa bệnh cho động vật cảnh (chó, mèo,…).

- Xây dựng và đảm nhận tốt chương trình quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi, thực hành tốt các kỹ năng nghề nghiệp: nguyên tắc sử dụng các loại thuốc thú y; vi sinh vật và truyền nhiễm; chẩn đoán, phòng và điều trị các bệnh: truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh ngoại khoa... và kiểm soát, khống chế bệnh tật ở cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi.

- Nghiên cứu và chuyển giao các kỹ thuật và công nghệ ngành thú y vào thực tiễn sản xuất, chế tạo ra các kit chẩn đoán, các loại vacxin, thuốc thú y để chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi có hiệu quả.

- Tổ chức quản lý điều hành một đơn vị sản xuất (trang trại, doanh nghiệp): quản lý và điều hành các kỹ thuật sử dụng thuốc, vacxin trong phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng các sản phẩm thú y để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu, nâng cao năng suất sinh sản, khả năng đề kháng và tăng trọng ở vật nuôi.

- Dạy nghề: sử dụng thuốc thú y; phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm.

- Phát hiện ra các vấn đề, hướng giải quyết các vấn đề, đặt ra tình huống chuyên môn.

- Nghiên cứu các ứng dụng, kiến thức mới trong lĩnh vực thú y.

Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn: được đào tạo cơ bản về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý và làm kỹ thuật thú y tại các công ty sản xuất thuốc thú y, địa phương, trang trại chăn nuôi; Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm. Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thú y và các vấn đề liên quan đến ngành chăn nuôi thú y. Kỹ năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thú y. Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ chăn nuôi thú y thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật của ngành thú y. Kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, kỹ năng đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn chăn nuôi thú y ở quy mô trung bình.

7. Mô hình liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế

            Mô hình liên kết hai trong một:Đào tạo tại trường 1 phần, đào tạo tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất 2 phần”. Chương trình đào tạo được thiết theo hướng tiếp cận nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp, kỹ năng rèn nghề, đảm bảo sau khi tốt nghiệp các em thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp đào tạo tại thực tiễn sản xuất. Được các doanh nghiệp đánh giá năng lực sinh viên tốt về chuyên môn, vững về tay nghề, vận dụng vào thực tế thành thạo những kiến thức chuyên môn đã được đào tạo.

            Nhà trường đã hợp tác với các doanh nghiệp và tìm cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng đi thực tập sinh tại các nước như Isarel trong thời gian 1 năm. Làm việc đúng chuyên ngành đào tạo tại Nhật Bản và đạt được những kết quả nhất định.      


Bài viết khác