1. NGÀNH THÚ Y, NGÀNH HỌC TẠO “NGHỀ” ĐỂ THÀNH CÔNG
Sự phát phát triển của công nghệ cũng như yêu cầu hội nhập Quốc tế, đứng trước áp lực về việc làm của thanh niên Việt Nam. Việc nhận diện được bối cạnh làm thế nào để có việc làm đối với các em học sinh vừa tốt nghiệp PTTH là một vấn đề rất khó khăn đối với các em học sinh. Do vậy, ngành Thú y, Khoa Nông Lâm, trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã tiếp cận đào tạo người học theo hướng tạo “nghề”. Chăn nuôi ngày càng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi theo định hướng Công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ mang lại năng suất, lợi nhuận, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, hướng tới tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, cho con người thì nhu cầu về kỹ thuật viên, về Bác sĩ thú y ngày càng được quan tâm, chú trọng. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến yếu tố con người, đây là khâu then chốt trong toàn bộ quá trình sản xuất. Hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp, các công ty trong lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi, Thuốc Thú y, các chế phẩm của nó (Vacxin, các loại khoáng vi lượng, Premic,…) cần tuyển dụng những kỹ sư, Bác sĩ thú y có nhiệt huyết, có kiến thức, yêu nghề với mức lương vô cùng hấp dẫn, thường 5 – 8 triệu/tháng cho lương khởi điểm, bao ăn ở, với đầy đủ các chế độ bảo hiểm y tế…, (Công ty Greenfeed, De Heus, Công ty CP, Mitraco, Con Heo Vàng, …).
2. NGÀNH THÚ Y HỌC GÌ?
Học chuyên ngành đào tạo Ngành Bác sĩ Thú y, người học được tiếp cận các kiến thức thực tiễn cũng như lý luận về công tác quản lý nhà nước về Thú y.
Người học có kiến thức sâu rộng về chuyên môn: quá trình bệnh lý khi vật nuôi mắc bệnh; các bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh sản khoa, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, ...và các phương pháp chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Độc lập nghiên cứu chuyên sâu về thú y, các quy trình phân lập vi khuẩn, virut trong chẩn đoán bệnh.
- Ứng dụng tốt kiến thức trong thực tiễn sản xuất, trong tổ chức - quản lý cơ sở, trang trại và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y.
Giờ thực hành môn Vi sinh vật của sinh viên ngành Thú y
Giờ thực hành môn Chăn nuôi lợn của sinh viên ngành Thú y
3. CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NGÀNH THÚ Y SAU KHI TỐT NGHIỆP
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Thú y tại Khoa Nông Lâm, trường Đại học Kinh tế Nghệ An có thể khẳng định ngay được cơ hội việc làm của mình:
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm, hóa dược phục vụ thú y, doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành thú y: thuốc thú y, vacxin, bao bì thuốc, các dụng cụ phục vụ cho khám và điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trường Dạy nghề; Trung học phổ thông, Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ có liên quan đến quản lý nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật thú y, các tổ chức triển khai thực hiện các dự án về giám sát, phòng và chống các bệnh động vật; kiểm dịch các sản phẩm động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
- Các trang trại, công viên, vườn thú, các trạm kiểm dịch động vật tại các sân bay, cửa khẩu, trạm kiểm dịch trên địa bàn các xã, huyện, tỉnh.
- Có khả năng độc lập trong việc thành lập các Bệnh viện thú cảnh, phòng khám và chữa bệnh cho động vật cảnh (chó, mèo,…). Cụ thể như sau:
+ Ở các cơ quan quản lý và chỉ đạo của Bộ NN, là các cán bộ tham gia công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cho động vật. Tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh, nghiên cứu chế tạo thuốc, vacxin, các chế phẩm sinh học,…v.v.
+ Ở các doanh nghiệp, các trang trại chăn nuôi lợn, gà, bò sữa vị trí việc làm của các bạn có thể tư vấn kỹ thuật về chăm sóc, loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của vật nuôi. Đặc biệt là tư vấn kỹ thuật thú y như tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm, tư vấn khi vật nuôi bị bệnh. Cách xử lý khi dịch bệnh xảy ra, ..v.v… Hoặc trực tiếp tư vấn kỹ thuật cho doanh nghiệp. Loại việc làm này sẽ phù hợp với các bạn nam, một công việc năng động và phù hợp với sức khỏe, như là Phụ trách kỹ thuật cho các trang trại chăn nuôi gà, lợn, bò… là các công việc đem lại thu nhập cao.
+ Phòng khám, hay Bệnh viện Thú y: Lĩnh vực “Chăm sóc thú cưng”, các dịch vụ chăm sóc thú cưng hiện nay bao gồm: Khám, điều trị bệnh cho chó mèo. Chăm sóc, làm đẹp cho thú cưng với các dịch vụ: Cắt tai thẩm mỹ, Cắt tỉa lông, tắm chải, spa cho thú cưng đang được nhiều bạn trẻ yêu thú cưng yêu thích.
+ Cửa hàng kinh doanh thuốc và các sản phẩm thuốc thú y.
Vì vậy, chuyên ngành đào tạo Bác sĩ Thú y đã và đang được nhiều thanh niên Việt Nam cũng như các nước phát triển lựa chọn để lập nghiệp.
+ Cơ hội việc làm tại các: Các trường Đại học và cơ quan nghiên cứu: Viện Thú y, Các trung tâm chẩn đoán, Chi cục thú y tỉnh, Chi cục thú y vùng, các trạm Kiểm dịch động vật nội địa, Trạm kiểm dịch động vật ở các Cửa khẩu Quốc tế. Trạm Thú y huyện, các đầu mối giao thông, Các cơ sở kiểm soát giết mổ động vật, Kiểm tra vệ sinh Thú y, Sở Nông nghiệp các tỉnh, Chi cục thú y các tỉnh, Phòng Nông nghiệp các huyện, Trạm thú y, Trạm khuyến nông, Cán bộ thú y tại cơ sở….v..v..
4. HỌC NGÀNH THÚ Y Ở ĐÂU LÀ TỐT NHẤT?
Khoa Nông Lâm, trường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở đào tạo ngành Thú y theo hướng tiếp cận “hành nghề để lập nghiệp” đầu tiên trong cả nước. Với “chi phí đào tạo thấp nhất”, với “quy mô lớp học vừa phải” nên người học có thể được thực hành các kỹ năng nghề nghiệp nhiều nhất tại phòng thí nghiệm của trường, tại các doanh nghiệp sản xuất, các trang trại chăn nuôi. Người học được tham gia các lớp rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi và tồn tại trong mọi môi trường, với mục tiêu: “Sinh viên ra trường là có việc làm ngay” và phương châm “Thành công của bạn bắt đầu từ nơi đây”.
Địa chỉ khoa Nông Lâm Ngư
Tầng 2, Nhà B, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Thông tin chi tiết tại: Website: http://www.dhktna.edu.vn
Liên chi đoàn khoa: https://www.facebook.com/LCĐ NÔNG-LÂM-NGƯ Trường ĐHKT Nghệ An
Điện thoại liên hệ: 0943162567,
Email: haile1148@gmail.com