Lý do bạn nên học ngành Công nghệ Thông tin tại trường Đại học Nghệ An.

                Hiện nay, có rất nhiều trường ĐH, CĐ đào tạo ngành CNTT, mỗi trường đều có những thế mạnh riêng. Ngành CNTT tại Đại học Nghệ An có chương trình đào tạo trong 4.5 năm, với 151 tín chỉ tùy theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên có thể rút ngắn còn 3.5 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6.5 năm.

Chuẩn đầu ra với đầy đủ các kiến thức, kỹ năng

                Khoa CNTT đào tạo kỹ sư CNTT với chuẩn đầu ra có đầy đủ các năng lực sau:

Kiến thức cơ bản:

                - Nắm vững các kiến thức nền tảng khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

              - Có kiến thức nền tảng tốt cũng như khả năng khai thác hiệu quả các thiết bị hiện đại: máy tính, điện thoại di động, hệ thống nhúng, mạng máy tính.

              - Có kiến thức chuyên ngành đầy đủ để thích ứng cao và làm việc tối ưu với các hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình khác nhau, các công nghệ khác nhau, các bộ vi xử lý và phần cứng khác nhau.

Kiến thức nghề nghiệp

               - Có tư duy phê phán để nhận biết, phân tích và cải tiến liên tục.

               - Có tư duy sáng tạo để luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mới cả về phần cứng cũng như phần mềm.

             - Có khả năng học tập liên tục để tự trang bị, bổ sung thêm những tri thức mới trong bối cảnh thay đổi rất nhanh của lĩnh vực công nghệ thông tin.

Kỹ năng cơ bản

                - Kỹ năng về soạn thảo văn bản, trình bày các báo cáo, giao tiếp với mọi người xung quanh và biết cách tập hợp mọi người cùng tham gia làm việc để giải quyết công việc.

                - Kỹ năng làm việc theo nhóm bao gồm khả năng thích nghi và hoà nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên, hỗ trợ các thành viên khác, trao đổi giữa các thành viên...

               - Có thể giao tiếp và giải quyết công việc trong môi trường quốc tế với trình độ tiếng Anh A2 (hoặc tương đương) trở lên

Kỹ năng nghề nghiệp:

               - Kỹ năng trình bày kết quả và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và khách hàng, có kỹ năng mềm trong hoạt động khoa học, công nghệ.

               - Kỹ năng tư duy độc lập và hệ thống, tự tin khi tiếp cận tri thức mới và khả năng giải quyết vấn đề đặt ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

               - Kỹ năng tự trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, quản trị dự án, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả.

Mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng

                Chương trình đào tạo ngành CNTT của NAU có tham khảo so sánh với nhiều trường đang đào tạo ngành CNTT tại Việt Nam. Vì thế, ngoài tiếp cận các kiến thức chuyên môn tại giảng đường, sinh viên theo học tại NAU còn được thường xuyên tham gia các chương trình kiến tập, thực tập với doanh nghiệp bắt đầu từ năm học thứ 2.

              - Năm 2, thực tập lần thứ nhất trong 2 tuần. Giúp sinh viên đến các doanh nghiệp quan sát, tìm hiểu các hoạt động của doanh nghiệp, công việc của các bộ phận… từ đó có những định hướng vị trí công việc cho tương lai.

              - Năm 3, thực tập lần thứ 2 trong 8 tuần. Các bạn sẽ trực tiếp phối hợp cùng với các nhân viên, cán bộ phụ trách… để tham gia làm việc. Giúp có những hiểu biết chi tiết về ngành nghề, công việc mà mình đang theo học.

             - Năm 4, thực tập tốt nghiệp trong 2,5 tháng tại các doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước. Sinh viên có thể tự tìm nơi mình muốn thực tập, phòng Đào tạo của nhà trường sẽ liên hệ để thống nhất cách quản lý và giám sát việc thực tập. Ngoài ra, các giảng viên cũng sẽ giới thiệu cho sinh viên những doanh nghiệp đang có nhu cầu cần sinh viên về thực tập. Chuyến thực tập này các bạn sẽ được doanh nghiệp bố trí công việc phù hợp và đặt ra các yêu cầu, mục tiêu trong công việc. Các bạn sinh viên sẽ thực hiện và hoàn thành công việc với vai trò như một người lao động thật sự.

                Hằng năm, sinh viên NAU còn được tham gia nhiều chương trình, cuộc thi học thuật liên quan đến học thuật, máy tính như Sáng tạo Công nghệ Thông tin; khởi nghiệp … Đây chính là cơ hội để các bạn bộc lộ tài năng của mình, làm “bàn đạp” để thành công trong tương lai.

              Bên cạnh chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng dạy cũng làm nên uy tín của khoa CNTT. Công tác giảng dạy, đào tạo của khoa CNTT luôn dựa theo những tiêu chuẩn của Đại học Nghệ an. Đội ngũ giảng viên, kỹ sư chuyên ngành CNTT được đào tạo chuyên môn cao ở các nước Pháp, Thái Lan, Đài Loan, Úc… thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu.

               Đặc biệt, năm 2018, NAU dành nhiều chính sách ưu tiên đặc biệt dành cho thí sinh xét tuyển vào Ngành CNTT đạt kết quả Tốt nghiệp THPT loại Giỏi: Cấp học bổng toàn phần năm đầu tiên; Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ, gửi đi học tại nước ngoài; Giữ lại làm giảng viên tại NAU sau khi tốt nghiệp.

Nhiều vị trí việc làm phù hợp

Với những kiến thức và kinh nghiệm được trau dồi, kỹ sư CNTT NAU có thể tự tin đảm nhận các vị trí:

              - Giảng dạy các môn liên quan đến công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.

              - Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

             - Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).

              - Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.

             - Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng.


Bài viết khác