Chiến lược dạy học và phương pháp dạy học ngành CNTT

                 Nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT ngành CNTT, Khoa và nhà Trường đã thiết kế chiến lược và phương pháp dạy học, cụ thể: 

1. Chiến lược dạy học trực tiếp

                 Dạy học trực tiếp là chiến lược dạy học trong đó thông tin được chuyển tải đến với người học theo cách trực tiếp, giáo viên trình bày và sinh viên lắng nghe. Chiến lược này thường được áp dụng trong các lớp học truyền thống và hiệu quả khi muốn truyền đạt cho người học những thông tin cơ bản, giải thích một kỹ năng mới. Cụ thể: Giải thích cụ thể, Thuyết giảng (Lecture), Tham luận (Guest lecture).

2. Chiến lược dạy học gián tiếp

                 Người học được tạo điều kiện trong quá trình học tập mà không cần có bất kỳ hoạt động giảng dạy công khai nào được thực hiện bởi giảng viên. Đây là tiến trình dạy học tiếp cận hướng đến người học, lấy người học làm trung tâm, trong đó giảng viên không trực tiếp truyền đạt nội dung bài học đến sinh viên mà thay vào đó, sinh viên được khuyến khích tham gia tích cực trong tiến trình học, sử dụng kỹ năng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề. Các phương pháp giảng dạy theo chiến lược này gồm: Câu hỏi gợi mở (Inquiry), Giải quyết vấn đề (Problem Solving), Học tập theo tình huống, dạy học theo Đồ Án.

3. Học trải nghiệm

                 Học trải nghiệm là chiến lược dạy học trong đó người học tiếp nhận được kiến thức và kỹ năng thông qua những gì mà họ được trải nghiệm qua thực hành, thực tế quan sát và cảm nhận. Các phương pháp giảng dạy theo chiến lược này gồm đưa sinh viên đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp; mời doanh nghiệp đến tham gia giảng dạy, hướng dẫn đồ án; thực tập thực tế; nhóm nghiên cứu.

                 Mô hình: là phương pháp phối hợp cùng doanh nghiệp, mời doanh nghiệp đến tham gia giảng dạy, hướng dẫn đồ án, trải nghiệm qua thực hành, thực tế quan sát và cảm nhận.

                 Thực tập, thực tế (Field Trip): Thông qua các hoạt động tham quan, thực tập, đi thực tế tại công trường và các công ty để giúp sinh viên hiểu được môi trường làm việc thực tế của ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp, học hỏi các công nghệ đang được áp dụng trong lĩnh vực ngành đào tạo, hình thành kỹ năng nghề nghiệp và văn hóa làm việc trong công ty. Phương pháp này không những giúp sinh viên hình thành kiến thức kỹ năng mà còn tạo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

                 Thí nghiệm (Experiment): Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng các thao tác thí nghiệm, sinh viên quan sát và thực hành các thí nghiệm đó theo hướng dẫn của giáo viên. Từ đó hướng đến mục tiêu dạy học.

                 Nhóm nghiên cứu (Research Team): Sinh viên được khuyến khích tham gia vào các dự án, nhóm nghiên cứu của giảng viên, giúp hình thành năng lực nghiên cứu và kỹ năng sáng tạo. Từ đó, tạo tiền đề cho sinh viên tiếp tục học tập cao hơn ở bậc học thạc sỹ, tiến sỹ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp. 

4. Dạy học tương tác

                 Đây lừ chiến lược dạy và học trong đó, giáo viên sử dụng kết hợp nhiều hoạt động trong lớp học như đặt vấn đề hay câu hỏi gợi mở và và yêu cầu sinh viên thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Giáo viên với vai trò hướng dẫn sinh viên từng bước giải quyết vấn đề. Từ đó giúp sinh viên đạt được mục tiêu dạy học. Sinh viên có thể học từ bạn học hay từ giáo viên để phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp, đàm phán để đưa ra quyết định. Các kỹ thuật, phương pháp được TCE áp dụng theo chiến lược này gồm có: phương pháp tranh luận (Debate), thảo luận (Discussions), học nhóm (Pear Learning).

5. Tự học

                Chiến lược tự học được hiểu là tất cả các hoạt động học của người học được thực hiện bởi các cá nhân người học với rất ít hoặc không có sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên tự định hướng việc học của mình theo kinh nghiệm học tập của bản thân, có quyền tự chủ và điều khiển hoạt động học của họ thông qua các bài tập, dự án hay vấn đề mà giáo viên gợi ý, hướng dẫn ở lớp. Phương pháp học theo chiến lược này được TCE áp dụng chủ yếu là phương pháp bài tập ở nhà (Work Assigment).

6. Dạy học theo đồ án

                 Trường Đại Học Kinh tế Nghế an xác định rõ yếu tố con người là yếu tố quyết đinh tới chất lượng đạo tạo. Trong đó phải thay đổi cách dạy của giảng viên và cách học của sinh viên một cách tích cực. Một trong số phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao đó là sinh viên thực hiện làm đồ án môn học. Sinh viên được tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học dưới dạng làm đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp… có sự hướng dẫn của giáo viên. Sinh viên được tiếp cận với các vấn đề chuyên môn, thực tế hay nghề nghiệp ngay từ lúc những kiến thức có liên quan chưa được trang bị một cách đầy đủ. 

Các phương pháp giảng dạy và học tập nói trên giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra CTĐT

 


Bài viết khác