Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ bùng nổ và trở thành mảnh đất kinh doanh màu mỡ cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ và cả những doanh nghiệp từ trung bình đến lớn hiện nay. Chính vì vậy, thương mại điện tử trở thành ngành học hot với nhiều vị trí công việc “đắt giá” thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu bạn đang phân vân, chưa lựa chọn được ngành học phù hợp, hãy tham khảo ngay những lý do bạn nên học ngành thương mại điện tử trong bài viết dưới đây.
1. Thương mại điện tử – Ngành tăng doanh số hấp dẫn
Thương mại điện tử, hay còn được gọi là E-commerce, là một trong những ngành đang hot nhất hiện nay với sự bứt phá mạnh mẽ của hàng loạt sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki… Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ và sự hỗ trợ của internet để thực hiện các giao dịch hàng hóa, mua bán, thanh toán trực tuyến…
Thương mại điện tử là một trong những ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, thu hút nhiều nguồn lực và dẫn đầu xu hướng hiện nay. Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, quy mô giao dịch TMĐT bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt hơn 1500 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Big Commerce, thị trường thương mại điện tử nước ta đã tăng trung bình hơn 20% mỗi năm. Đặc biệt sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tik Tok Shop đã tạo sức hút rất lớn đối với các doanh nghiệp trên cả nước.
Từ những con số này cho thấy, ngành Thương mại điện tử đã có những bứt phá và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và tiềm năng cho sự phát triển Thương mại điện tử trong tương lai là rất lớn.
2. Nhu cầu nhân lực ngành Thương mại điện tử tăng cao
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Việt Nam có gần 75% người dùng internet để tham gia mua sắm trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội và các sàn Thương mại điện tử. Gần 64% doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng các nhân sự tốt nghiệp lĩnh vực Thương mại điện tử. Thực trạng nguồn nhân lực vẫn còn thiếu hụt và chênh lệch so với nhu cầu thị trường. Chỉ có 30% nhân lực trong ngành thương mại điện tử
Theo thống kê của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cho thương mại điện tử hiện nay vẫn đang còn khá chênh lệch và thiếu hụt so với nhu cầu từ thị trường này, cụ thể chỉ có 30% nhân lực trong ngành thương mại điện tử được đào tạo chính quy, 55% được đào tạo từ những ngành khác nhưng có liên quan đến thương mại điện tử như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin. Từ đó có thể thấy vai trò quan trọng của đầu tư phát triển nguồn nhân lực bền vững tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ – tương lai của nền kinh tế số.
Không chỉ vậy, hiện nay các công ty thương mại điện tử trong nước và quốc tế đang mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, và Tiktok shop.. thúc đẩy phát triển quan trọng của ngành.
3. Ngành học đa năng, nhiều vị trí công việc “đắt giá”
Thương mại điện tử không chỉ giới hạn trong việc bán hàng trực tuyến mà còn bao gồm các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính trực tuyến, marketing, quản lý kho vận, dịch vụ chăm sóc khách hàng, logistics… Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có thể trở thành nhân sự “vạn năng” đáp ứng yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp hiện nay và có cơ hội phát triển trong đa lĩnh vực và ngành nghề. Vậy cụ thể, học thương mại điện tử ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:
- Nhân viên/ Chuyên viên quản trị mạng
- Nhân viên quản lý sàn TMĐT
- Nhân viên/chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên tư vấn TMĐT và bảo mật TMĐT
- Chuyên viên tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
4. Mức lương khởi điểm ngành Thương mại điện tử
Mức lương ngành thương mại điện tử được phân theo tiêu chí kinh nghiệm và theo cấp bậc. Hiện nay, mức lương khởi điểm cho cử nhân thương mại điện tử chưa có kinh nghiệm có thể nói cao hơn so với các ngành khác vì được tính theo lương cứng và doanh số.
Theo thống kê gần đây của Trang tuyển dụng 24h, mức lương khởi điểm của sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm dao động từ 8-10 triệu VNĐ/ tháng. Người đã đi làm có kinh nghiệm từ 2-3 năm có thu nhập từ 15-20 triệu VNĐ/ tháng. Với cấp bậc leader/ quản lý, thu nhập dao động từ 20-30 triệu VNĐ/ tháng.
5. Nhiều trường đại học đào tạo theo hướng ứng dụng
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là một trong những trường công lập đầu tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ đào tạo ngành Thương mại điện tử. Chương trình đào tạo chú trọng kỹ năng thực hành, rèn luyện kỹ năng sinh viên thông qua thực tập nhận thức, thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sinh viên có cơ hội được trang bị các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thương mại điện tử với các môn học tiêu biểu như Thương mại điện tử và ứng dụng trong giao dịch các loại hàng hóa qua mạng; Doanh nghiệp điện tử; Bảo mật thương mại điện tử; Thanh toán điện tử; Kho dữ liệu và khai thác dữ liệu; Nhượng quyền kinh doanh; Marketing quốc tế…
Sinh viên có thể thiết lập nền tảng kinh doanh internet từ năm 2 và tạo ra doanh thu thực tế, Được tiếp cận và sử dụng các nền tảng, công nghệ hàng đầu như AI, Appsheet (Google) và Python. Từ đó giúp sinh viên trau dồi kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện, đáp ứng với xu hướng phát triển không ngừng của thương mại điện tử trong kỷ nguyên số hóa.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn Trang thông tin tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS (NAUE)
Tham khảo thêm thông tin về ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Tại đây