Học Ngành Marketing Có Dễ Xin Việc Không?

Marketing là một trong những ngành học rất hot hiện nay, có thể thấy, mức điểm chuẩn các trường đại học top đầu đào tạo ngành Marketing lên đến trên 28 điểm. Cũng từ đó, nhiều câu hỏi xuất hiện về việc “học ngành Marketing có dễ xin việc không?”, “có nên học Marketing không?”, ...

Ngành Marketing là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết, bạn cần hiểu khái niệm Marketing là gì và các môn học mà sinh viên Marketing sẽ được đào tạo.

Khái niệm Marketing

Marketing được hiểu đơn giản là quá trình làm việc với thị trường nhằm làm thỏa mãn, hài lòng nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình trao đổi.

Khái niệm Marketing theo quan điểm của Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” 

Ngành Marketing đào tạo những gì?

Các sinh viên theo học ngành Marketing sẽ được đào tạo một cách hệ thống và khoa học từ các kiến thức nền tảng tới chuyên sâu như: Marketing căn bản, nghiên cứu thị trường, quản trị Marketing, truyền thông Marketing tích hợp, quản trị sản phẩm, quản trị giá, quản trị kênh phân phối, quản trị thương hiệu, tổ chức sự kiện, v.v. 

Mỗi môn học sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, cách ứng dụng kiến thực tế thông qua các bài thảo luận hay buổi đi trải nghiệm thực tế doanh nghiệp.

Tố chất cần có của các Marketer tương lai

Marketing là một trong những ngành học rất hot hiện nay, thu hút rất nhiều sự quan tâm đến từ các bạn học sinh cũng như các vị phụ huynh.Theo đó, tố chất để trở thành một chuyên viên Marketing cần có thể kể tới như:

Kỹ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích thị trường

Đối với mỗi Marketer kỹ năng quan sát, nghiên cứu và phân tích thị trường hết sức quan trọng.

Điều này sẽ giúp người làm Marketing phát hiện ra insights của thị trường, vấn đề của khách hàng đang gặp phải, v.v để đưa ra chiến thuật Marketing phù hợp.

Có tính sáng tạo, tìm tòi và không ngừng học hỏi

Ngành Marketing có tốc độ phát triển rất nhanh nếu như không liên tục cập nhật thì rất có khả năng bạn sẽ không thể thích nghi và làm việc trong ngành này được.

Kỹ năng trình bày, giao tiếp tốt

Không hẳn các vị trí trong Marketing đều yêu cầu bạn có khả năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt được coi là một điểm cộng lớn đối với các Marketer. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc mà còn giúp bạn dễ dàng giao tiếp với khách hàng hơn để tìm hiểu thông tin và mong muốn của họ. Nếu như bạn có một bản kế hoạch Marketing hết sức thú vị và tiềm năng nhưng bạn lại không biết cách thể hiện những điều đó ra thì kế hoạch Marketing của bạn rất dễ có thể bị gạt đi.

Kỹ năng quản lý công việc và thời gian hiệu quả

Đối với bất kể ngành nghề nào cũng vậy, việc quản lý công việc và thời gian phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc. Với môi trường làm việc Marketing, đặc biệt trong các agency. việc quản lý công việc, và thời gian hiệu quả để không bị trễ deadlines là hết sức quan trọng. Bởi việc bạn chậm deadline không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân bạn mà còn cả những người xung quanh và tiến độ của cả quá trình làm việc.

Trên đây chỉ là những kỹ năng chung cho một Marketer tương lai cần có.  Đối với từng vị trí cụ thể, trong những môi trường và lĩnh vực khác nhau sẽ yêu cầu người làm Marketing có những kỹ năng cụ thể hơn.

Tiềm năng phát triển của ngành Marketing

Có nên học Marketing hay không, cơ hội việc của ngành Marketing như thế nào, là những câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh, cũng như các vị phụ huynh quan tâm.

Tiềm năng phát triển của ngành Marketing trong tương lai là cực kỳ lớn, nhu cầu nhân sự cho các ngành này qua các năm không ngừng tăng.

Marketing cũng là ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất năm 2023 với 22.6% trong 6 ngành nghề (kinh doanh, công nghệ thông tin, Marketing, tư vấn, kế toán/ kiểm toán, hành chính văn phòng)Nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing trong năm 2024 dự báo sẽ tăng 62.5%, Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, tùy thuộc vào chuyên ngành và mong muốn của mình, sinh viên có thể lựa chọn làm việc tại các công ty sản xuất, hoặc các Agency cung cấp giải pháp Marketing, tham gia giảng dạy về Marketing tại các trường cao đẳng, đại học, hay các trung tâm đào tạo về Marketing. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mở một cơ sở kinh doanh riêng và áp dụng những kiến thức đã học vào chính cơ sở kinh doanh của mình.

Một số vị trí mà một sinh viên ngành Marketing có thể tham khảo:

  • Chuyên viên Marketing
  • Chuyên viên Content marketing
  • Chuyên viên PR
  • Chuyên viên truyền thông
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên lập kế hoạch, Account, ...

Mức lương trung bình ngành Marketing bao nhiêu?

Theo báo cáo của Topcv, mức lương trung bình của chuyên viên Marketing trong khoảng từ 1 – 3 năm kinh nghiệm từ 11.1 triệu đến 16.8 triệu đồng, từ 3 năm kinh nghiệm trở lên mức lương trong khoảng 23.2 – 34.1 triệu đồng

Tuy nhiên, mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn, lĩnh vực và môi trường làm việc.

Hy vọng các nội dung trên đã giúp các bạn có thêm hiểu biết và tự tin để đăng ký học ngành Marketing.

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn Tuyển sinh (naue.edu.vn)

Tham khảo thêm thông tin về Ngành Marketing của Đại học Kinh tế Nghệ An Tại đây


Bài viết khác