Báo cáo công tác dự giờ tại các khoa chuyên môn năm học 2020-2021

1. Tình hình chung

Thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-ĐHKTNA ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng về việc Quy định công tác dự giờ, Hội giảng của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Trong năm học 2020-2021, các khoa và tổ bộ môn đã triển khai công tác dự giờ tại tổ bộ môn cơ bản theo quy định. Tổng số giờ dự giảng trong năm học là 36 tiết, cụ thể như sau:

TT

Khoa

Kế hoạch

Thực hiện

1

Kế toán phân tích

8

8

2

Kinh tế - Quản trị kinh doanh

8

8

3

Tài chính - Ngân hàng

4

4

4

Nông - Lâm - Ngư

5

3

5

Cơ sở

10

10

6

Lý luận chính trị

3

3

 

Tổng

38

36

- Cơ bản các tổ bộ môn đều tổ chức dự giờ theo đúng quy định. Trong đó có 10 tổ bộ môn có định mức dự giờ đạt từ 30% trở lên (tổ Thống kê- Phân tích, tổ Nguyên lý kế toán, tổ Kinh tế, tổ Quản trị, tổ Tài chính – Thuế, tổ CNTY,tổ Ngoại ngữ, tổ KHTN, tổ KHXH và tổ Nguyên lý Mác - Lê nin). Có 02 tổ bộ môn có định mức dự giờ xấp xỉ đạt 30% (tổ Kế toán, tổ Ngân hàng- Bảo hiểm). Có 02 tổ bộ môn có định mức dự giờ chưa đạt 30% (tổTư tưởng Hồ Chí Minh, tổ GDTC - QPAN). Có 02 tổ không có giờ dự giờ (tổ Trồng trọt - Lâm sinh, tổ Quản lý đất đai). 

TT

Khoa

Bộ môn

Thực hiện

Tỷ lệ (%)

1

Kế toán phân tích

Kế toán

04/14

28,57

Nguyên lý kế toán

02/06

33,33

Thống kê - Phân tích

02/05

40,0

2

Kinh tế- QTKD

Kinh tế

04/12

33,33

Quản trị

04/12

33,33

3

Tài chính - NH

Ngân hàng - Bảo hiểm

02/07

28,57

Tài chính - Thuế

02/06

33,33

4

Nông - Lâm - Ngư

Chăn nuôi thú y

03/06

50,0

Trồng trọt - Lâm sinh

0/06

0

Quản lý đất đai

0/04

0

5

Cơ sở

Khoa học tự nhiên

03/10

30,0

Khoa học xã hội

02/06

33,33

Ngoại ngữ

03/06

50,0

Giáo dục thể chất - An ninh quốc phòng

02/08

25,0

6

Lý luận chính trị

Nguyên lý Mác - Lênin

02/06

33,33

Tư tưởng Hồ Chí Minh

01/05

20,0

- Kết quả xếp loại các tiết giảng được dự giờ đều thuộc loại khá trở lên (01 tiết xuất sắc, 26 tiết đạt loại giỏi và 09 tiết đạt loại khá, không có tiết giảng trung bình, yếu, kém).

TT

Khoa

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Tổng

1

Kế toán phân tích

0

04

04

08

2

Kinh tế - Quản trị kinh doanh

0

07

01

08

3

Tài chính - Ngân hàng

0

03

01

04

4

Nông - Lâm - Ngư

0

01

02

03

5

Cơ sở

0

10

0

10

6

Lý luận chính trị

01

01

01

03

 

Tổng

01

26

09

36

- Kết quả đối sánh với các năm học trước như sau:

Kết quả

2017-2018

2018-2019

2019-2020

2020-2021

Xuất sắc

1 (2,7%)

0 (0%)

0 (0%)

01 (2,8%)

Giỏi

14 (37,8%)

13 (35,1%)

15 (40,5%)

26 (72,2%)

Khá

22 (59,5%)

24 (64,9%)

22 (59,5%)

09 (25%)

Như vậy so với các năm học trước, kết quả dự giờ của năm học 2020-2021 có sự biến chuyển tích cực về chất lượng, thể hiện ở tỷ lệ giờ giảng đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ lớn nhất (72,2%).

2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế

2.1. Ưu điểm

- Cơ bản các tổ bộ môn đã thực hiện đúng kế hoạch dự giờ theo quy định, lưu trữ hồ sơ minh chứng đầy đủ.

- Kết quả các giờ dự giảng cụ thể như sau:

+ Hầu như các giảng viên đều có tác phong, thái độ lên lớp lịch sự, chuẩn mực; phong thái chững chạc, tự tin, làm chủ kiến thức; trình bày, diễn đạt bài giảng rõ ràng, mạch lạc.

+ Một số giảng viên tương tác tốt với sinh viên tạo nên không khí sôi nổi, lôi cuốn người học, nhẹ nhàng, gần gũi với sinh viên, bao quát được lớp học.

+ Công tác chuẩn bị cho giờ giảng cơ bản đúng yêu cầu, sử dụng các thiết bị, công cụ dụng cụ giảng dạy khá hiệu quả.

+ Nội dung giảng dạy: Phần lớn các bài giảng đều có nội dung và cấu trúc hợp lý, khoa học, logic và phù hợp với mục tiêu bài học. Lượng kiến thức truyền tải phù hợp với thời gian tiết học, nội dung có tính cập nhật, ứng dụng và liên hệ thực tiễn tốt.Một số giảng viên đã đưa ra những điểm lưu ý, nhấn mạnh cần thiết trong nội dung bài giảng giúp cho sinh viên hiểu và ghi nhớ bài tốt hơn.

+ Phương pháp giảng dạy: Hầu hết các giảng viên đã phối hợp và vận dụng phương pháp giảng dạy nhuần nhuyễn, linh hoạt với nội dung giảng dạy. Lồng ghép kiến thức học tại lớp và thực tiễn.Tổ chức được các hoạt động kích thích tính tích cực học tập của sinh viên. Một số giảng viên đã kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống cùng với phương pháp giảng dạy mới (sơ đồ tư duy, chia nhóm, kỹ thuật 1 phút, kỹ thuật làm mẫu, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật dạy học tích cực…) để nâng cao hiệu quả dạy học.

+ Tài liệu học tập: Hầu hết các giảng viên đã giới thiệu đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo cần thiết cho bài giảng. Một số giảng viên còn cung cấp được nguồn tài liệu phong phú cho sinh viên.

- Một số lớp học online vẫn tiến hành dự giờ theo kế hoạch đã đề ra (khoa Cơ sở có 04 tiết).

- Các Hội đồng đánh giá giờ giảng cơ bản làm việc nghiêm túc, công tâm; có sự đánh giá, nhận xét và góp ý cho từng giờ giảng về mặt tác phong, thái độ và cách thức tổ chức thiết kế giờ giảng, bài giảng, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy cũng như năng lực chuyên môn.

2.2. Tồn tại

- Một số tổ bộ môn chưa thực hiện đúng Quy định công tác dự giờ, cụ thể như sau:

+ Kế hoạch dự giờ thiếu thông tin: các tổ bộ môn thuộc khoa Kế toán phân tích, Tài chính ngân hàng, khoa Nông lâm ngư và khoa Lý luận chính trị.

+ Tổ bộ môn Kế toán tổ chức 03/4 giờ giảng giả định (không đúng theo kế hoạch đã lập).

+ Thời gian nạp hồ sơ dự giờ về phòng Thanh tra - KT & QLCL không đúng quy định: có 04 khoa nạp chậm (Kế toán PT, Kinh tế - QTKD, Lý luận chính trị, Cơ sở).

+ Một số hội đồng có số lượng thành viên chưa đúng quy định (tổ Tài chính- Thuế, Tổ KHXH).

+ Một số Hội đồng đánh giá làm việc chưa đúng quy định: Hội đồng đánh giá giờ giảng của tổ Ngoại ngữ, tổ GDTC-QPAN (Hội đồng có 05 thành viên nhưng chỉ có 04 thành viên đánh giá).

- Một số giảng viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thống như thuyết trình là chủ yếu, diễn giải nhiều, chưa tóm tắt được điểm chính của từng phần, chưa có nhiều cải tiến trong phương pháp giảng dạy.

- Có nhiều giảng viên chưa bao quát được lớp học, chưa lồng ghép được kỹ thuật giảng dạy tích cực vào bài giảng dẫn đến lớp học trầm. Một số lớp vẫn có tình trạng sinh viên làm việc riêng, lớp ồn và đi muộn.

- Một số giảng viên làm việc tương đối nhiều, chưa phát huy tối đa sự chủ động, tính tích cực của sinh viên, giảng viên làm việc nhiều và ít có sự liên hệ thực tiễn cũng như cập nhật kiến thức.

- Một số giảng viên phân bố thời gian các nội dung giảng dạy chưa hợp lý, cân đối.

- Một số giảng viên có cách truyền đạt còn hơi nhanh, sử dụng từ ngữ chưa hợp lý, triển khai bài giảng còn thiếu sự liên hệ với bài giảng của tiết trước.

- Việc thiết kế sile trong một số tiết giảng chưa hợp lý như cách bố trí bảng biểu, chữ nhỏ, slide mờ… Một số giảng viên đi slide hơi nhanh, chưa thống nhất được giữa các mục viết bảng và silde.

- Một giờ giảng của bộ môn Kế toán: sinh viên phần lớn không có giáo trình học tập (giờ giảng môn Kế toán tài chính).

- Một số giờ giảng tại phòng Zoom có tình trạng gián đoạn do phần mềm, sinh viên vẫn không mở hết camera nên giáo viên khó theo dõi và bao quát lớp.

Căn cứ vào kết quả dự giờ, Ban giám hiệu đã đề nghị Ban chủ nhiệm các khoa lưu ý các nội dung sau:

- Ban chủ nhiệm khoa cần xây dựng kế hoạch dự giờ theo đúng quy định tại khoản 1, điều 7 của Quy định về công tác dự giờ, hội giảng.

- Dựa trên kết quả dự giờ hàng kỳ trong năm học 2020-2021, Ban chủ nhiệm khoa cần chỉ đạo tổ trưởng bộ môn có kế hoạch và đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên (có kế hoạch bồi dưỡng giảng viên, tiến hành giờ giảng mẫu, tổ chức sinh hoạt học thuật để trao đổi về nâng cao và đổi mới các kỹ thuật dạy học, chủ động trong công tác dự giờ đột xuất…).

- Ban chủ nhiệm khoa cần tiếp tục quán triệt sát sao các tổ trưởng bộ môn thực hiện nghiêm túc kế hoạch dự giờ đã xây dựng, chủ động nộp hồ sơ đúng thời hạn đã quy định.

- Hội đồng đánh giá giờ giảng nghiêm túc thực hiện đánh giá tiết giảng, công tâm, khách quan và đúng quy định.

Nguồn: Phòng Thanh tra - Khảo thí và Quản lý chất lượng


Bài viết khác