1. Sự cần thiết phải thực hiện kiểm toán.
Hiện nay, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, doanh nghiệp là tổ chức tín dụng... đều bắt buộc phải kiểm toán. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chưa bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ.
Do đó, nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động rất lớn nhưng báo cáo tài chính thiếu độ tin cậy (do chưa được kiểm toán), gây khó khăn cho một số trường hợp cần sử dụng báo cáo tài chính, trong đó có việc thẩm định cho doan nghiệp vay của tổ chức tín dụng.
.jpg)
Vì vậy, kiểm toán doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc mà nhà nước cần có những quy định, những hành lang pháp lý để kiểm toán được thực hiện. Chính vì vậy luật kiểm toán ra đời từ rất sớm và ngày càng được sửa đổi, bổ sung phù hợp.
2. Quy định hiện hành
Luật Kiểm toán độc lập được ra đời ố 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, đồng thời chính phủ cũng có văn bản là Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập. Đến ngày 25 tháng 02 năm 2025 Luật Kiểm toán độc lập được sửa đổi, bổ sung thì tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 quy định như sau:.jpg)
“ Điều 37. Đơn vị được kiểm toán
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán;
đ)[9] Doanh nghiệp khác có quy mô lớn phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
c) Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
d) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.”
Như vậy đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính là khá rộng được quy đình rất cụ thể. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà pháp luật về kiểm toán độc lập không yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm nhưng theo yêu cầu của công tác quản lý như khi vay vốn ngân hàng thương mại, sử dụng vốn của các tổ chức quốc tế cũng đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo yêu cầu của các tổ chức này.
Ngoài ra, theo quy định của Điều 10 Luật Kiểm toán độc lập “Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính”.
3. Các quy định xử phạt vi phạm đối với các doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán băt buộc
Để các quy định pháp luật hiện hành nói trên được thực hiện nghiêm minh, thì ngay từ khi luật Kiểm toán độc lập ra đời, Bộ Tài chính đã triển khai các quy định xử phạt, cụ thể:
- Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, trong đó có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.
- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, theo đó có kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính.
- Gần đây là ban hành Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong kế toán, kiểm toán độc lập
- Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nhận các báo cáo tài chính của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định, trong đó đề nghị các cơ quan, đơn vị không chấp nhận báo cáo tài chính mà không có báo cáo kiểm toán đính kèm, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán độc lập và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
.jpg)
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của pháp luật về kiểm toán độc lập đều đã nắm rõ và thực hiện quy định này.
Để công tác kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện nghiêm, công khai, minh bạch, ngoài vai trò quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước còn có vai trò của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chủ sở hữu vốn.
Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các biểu hiện sai phạm.