Quy định bố cục, nội dung và hình thức trình bày bài báo khoa học

PHỤ LỤC  I: BỐ CỤC NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI BÁO KHOA HỌC

A. Cấu trúc bài báo

Bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học có cấu trúc theo thứ tự như sau:

1. Tiêu đề bài báo bằng tiếng Việt (chữ in hoa)  

2. Tên tác giả (kèm theo ghi chú về địa chỉ của các tác giả theo nhóm đơn vị/cơ quan và email của tác giả liên lạc chính) (chữ in thường)

3. Tóm tắt bằng tiếng Việt và từ khóa tiếng Việt (chữ in hoa)

4. Tiêu đề bài báo bằng tiếng Anh (chữ in thường)

5. Tóm tắt (abstracts) bằng tiếng Anh và từ khóa (keywords) bằng tiếng Anh.

6. Đặt vấn đề(chữ in hoa)

7. Vật liệu và phương pháp (chữ in hoa)

8. Kết quả và thảo luận (có thể tách thành 2 phần riêng biệt: Kết quả, Thảo luận) (chữ in hoa)

9. Kết luận (chữ in hoa)

10. Lời cảm ơn (nếu có) (chữ in hoa)

11. Tài liệu tham khảo (chữ in hoa)

B. Quy định nội dung

1.  Dung lượng bài báo khoảng 5.000-8.000 từ (kể cả bảng, hình, tài liệu tham khảo).

2. Tiêu đề bài báo phải bao hàm nội dung bài viết, ngắn gọn súc tích, đủ nghĩa, sử dụng thuật ngữ khoa học đại chúng, phản ánh được nội dung chính của bài viết và thể hiện được từ khoá, không dài quá 20 từ.

3. Tóm tắt nêu được mục đích, phương pháp nghiên cứu chính, kết quả nghiên cứu và kết luận chủ yếu (đóng góp, điểm mới của bài viết) không quá 250 từ. Từ khoá khoảng 3-6 cụm từ, từ khóa phải thể hiện đặc trưng cho chủ đề của bài viết.

4. Đặt vấn đề: cung cấp bối cảnh/cơ sở của vấn đề nghiên cứu, tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, logic dẫn đến việc nghiên cứu và trình bày mục đích nghiên cứu.

5. Vật liệu và phương pháp: mô tả các vật liệu dùng cho nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, địa điểm và thời gian bố trí các thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu.

6. Kết quả và thảo luận: trình bày các kết quả thu được theo trình tự logic, không nhắc lại số liệu đã có trong các bảng biểu; thảo luận giúp cho việc diễn giải các kết quả nghiên cứu, khám phá những mối quan hệ với các nghiên cứu trước đó thông qua tài liệu tham khảo, giải thích được sự quan trọng, cũng như tính hợp lý của kết quả nghiên cứu.

7. Kết luận: tóm tắt những thành tựu chính và/hoặc kết quả. Lưu ý không được sao chép phần Tóm tắt, các tác giả chỉ nên nhấn mạnh những phát hiện quan trọng nhất và có thể thêm quan điểm của nghiên cứu.

8. Lời cảm ơn (không bắt buộc): Dành để cảm ơn các cơ quan, tổ chức tài trợ, các cá nhân có đóng góp, giúp đỡ cho việc viết và hoàn thiện bài báo.

9. Tài liệu tham khảo: Tất cả các tài liệu đã trích dẫn trong bài báo đều được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

C. Quy định trình bày

1. Bài báo được đánh máy rõ ràng trên khổ giấy A4, phông (font) chữ Times New Roman (unicode), cỡ chữ (size) 12 thống nhất cho toàn bài, chú thích (footnote) cỡ chữ 10, lề trái cách 3cm, lề phải cách 2cm, cách trên, cách dưới 2cm, before 3pt, after 3pt, multiple 1.25. Cuối bài viết ghi rõ thông tin về tác giả gồm: Họ tên, chức danh khoa học, chức vụ, học hàm, học vị, cơ quan công tác, địa chỉ của tác giả (số điện thoại, email) để Ban Biên tập tiện liên hệ

2. Tiểu mục chính không vượt quá 3 cấp: nghĩa là chỉ trình bày tới mục ba chấm (1.1.1., 1.1.2…), còn sau đó là abc, dấu gạch đầu dòng, dấu cộng… (Chú ý không sử dụng tiểu mục tự động)

3. Không được viết tắt trên: tiêu đề, tiểu mục, tên bảng, hình vẽ.

4. Sử dụng hệ thống đơn vị quốc tế đối với tất cả các số liệu.

5. Thuật ngữ: Các thuật ngữ khoa học nếu chưa được Việt hóa thì ưu tiên dùng nguyên bản tiếng Anh. Các ký hiệu viết tắt (phổ biến) cần được giải thích khi xuất hiện lần đầu. Đối với thực vật, côn trùng, động vật và vi sinh vật khi trình bày lần đầu tiên trong tóm tắt và bài báo cần kèm theo tên khoa học (tên kép La tinh). Hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng đối với thuật ngữ dùng cho đất. Hệ thống đơn vị quốc tế SI được sử dụng đối với tất cả các số liệu. Công thức toán học dùng Equation. Công thức hoá học: hoá trị ion cần được ghi rõ như Ca2+ hoặc SO42- , không dùng Ca++ hoặc SO4. Số đồng vị phóng xạ phải viết trước ký hiệu, ví dụ: 18O hoặc (15NH4)2SO4. Đối với mức tin cậy thống kê, cần được chú thích rõ các mức ý nghĩa tương ứng P<0,05, **P<0,01 và ***P<0,001.

6. Bảng/hình: Thứ tự bảng và hình được đánh số thứ tự tăng dần, không đánh theo thứ tự các tiểu mục. Ví dụ: Bảng 1, Bảng 2, … Ví dụ: Bảng 2. Sự biến đổi pH của thịt trong thời gian bảo quản. Chú thích (Ghi chú) của bảng hay hình đều được viết nghiêng và đặt ngay dưới bảng hoặc hình.

7. Đồ thị: Tất cả các đồ thị trong bài phải thể hiện ở dạng đen trắng.

8.  Trích dẫn tài liệu tham khảo trong nội dung bài báo: Tất cả các nội dung trong bài báo mà tác giả tham khảo từ người khác đều phải được trích dẫn ngay trong nội dung và thông nhất liệt kê vào danh mục tài liệu tham khảo cuối bài báo. Nếu một nội dung  nào đó được gián tiếp trích dẫn qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ nguồn. Ví dụ: “Tác giả Peterson (1988) đã chỉ ra rằng….”  (trích dẫn từ Kramer, 1989). Nếu tài liệu là của một hoặc 2 tác giả thì trích dẫn đủ các tác giả, sử dụng ký hiệu “&”. Ví dụ: Koots & Gibson (2004), Nguyễn Văn Toàn & Đặng Văn Lâm (2008). Nếu tài liệu là của ba tác giả trở lên thì chỉ trích dẫn tên của tác giả đầu tiên và kèm theo cụm chữ “& cs.”.

9. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo đươc trình bày theo thứ tự và bao gồm tối thiểu các nội dung: Tên tác giả (tên cơ quan chủ quản), năm xuất bản, tên bài viết ( tên tài liệu), đơn vị xuất bản (tên địa phương), tập (số) trang nếu có. Đối với tài liệu tiếng Việt, tên người Việt Nam giữa đúng thứ tự họ và tên, người nước ngoài cũng việt theo thứ tự họ và tên (tên và đệm có thể viết tắt bằng chữ cái đầu). Tài liệu bằng tiếng anh và những ngôn ngữ sau khi được dịch sang tiếng Anh cũng cần được trình bày tương tự như tài liệu tiếng Việt. Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo vần abc chữ cái đầu tiên, không phân tách tài liệu tiếng Anh hay tiếng Việt.

10.  Lưu ý: Tạp chí không trả lại bản thảo nếu bài không được đăng

 

PHỤ LỤC  II: ĐỊNH DẠNG CHI TIẾT VĂN BẢN TRONG BÀI BÁO

Giấy: A4, Portrait.

Lề: Top: 2 cm, Bottom: 2 cm, Left: 3cm, Right: 2cm.

Font: Times New Roman, Bảng mã Unicode với kích thước và sắp xếp như sau:

 

 

Đề mục

Kích thước

Định dạng

Sắp xếp

Tiêu đề

14pt

BOLD

Centered

Tác giả, địa chỉ

12pt

Bold Italic

Center

Tóm tắt

 

12pt

regular

Justified

Abstract

 

12pt

regular

Justified

Từ khóa

 

10pt

italic

Left

1.

 

11pt

BOLD

Left

1.2.

 

11pt

bold

Left

1.2.3.

 

11pt

Italic

Left

Nội dung (Text)

 

12pt

Normal

Justified

Tên khoa học

 

 

Italic

 

Bảng (table)

 

12pt

Bold

Left, trên bảng

Chú thích (ghi chú) bảng/hình

10pt

italic

Left, dưới bảng/hình

Tên hình

12pt

Bold

Left, dưới hình

Ghi chú

10pt

italic

Justified, cuối trang

Lời cám ơn

12pt

Normal

Justified

Tài liệu tham khảo

12pt

Normal

Justified

 

PHỤ LỤC    III: Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong Tạp chí khoa học

          Đối với tất cả các tài liệu khoa học của trường Đại học Kinh tế Nghệ An (đề tài/dự án, sách, tạp chí, luận án/luận văn/khóa luận tốt nghiệp…), bất cứ dẫn chứng nào cũng phải chỉ rõ nguồn gốc và thời điểm công bố (xuất bản). Các trích dẫn tài liệu tham khảo trong nội dung tài liệu khoa học phải được liệt kê đầy đủ ở Danh mục tài liệu tham khảo. Ngược lại, các tài liệu tham khảo được liệt kê ở Danh mục tài liệu tham khảo đều phải được trích dẫn trong nội dung tài liệu khoa học.

1. CÁCH TRÍCH DẪN TRONG NỘI DUNG TÀI LIỆU KHOA HỌC 

1.1. Cách trích dẫn họ và tên cá nhân, tổ chức

a. Tác giả là cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam: Sử dụng đầy đủ họ và tên có dấu hoặc sử dụng họ và tên như trong tài liệu bản gốc.

* Trường hợp 1 tác giả hoặc 1 tổ chức

Ví dụ:   Theo Nguyễn Văn Toàn (2022); (Nguyễn Văn Toàn, 2022);

 Theo Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An (2018); (Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An, 2018)

* Trường hợp 2 tác giả: Sử dụng dấu nối (&) dựa 2 tác giả

Ví dụ:   Theo Nguyễn Văn Toàn & Đỗ Ngọc Đài (2022); (Nguyễn Văn Toàn & Đỗ Ngọc Đài, 2022);

* Trường hợp 3 tác giả trở lên: Chỉ sử dụng họ và tên tác giả chính sau đó dùng dấu nối (&) cs.

Ví dụ: Theo Nguyễn Văn Toàn & cs. (2008); (Nguyễn Văn Toàn & cs., 2008);

b. Trường hợp tác giả là người nước ngoài: Chỉ sử dụng họ khi trích dẫn, cách trích dẫn các trường hợp một hay nhiều tác giả tương tự như người Việt Nam.

* Trường hợp 1 tác giả

Ví dụ: Theo Smith (1998);                      (Smith, 1998)

* Trưởng hợp 2 tác giả: Sử dụng dấu nối (&) dựa 2 tác giả

Ví dụ: Adzitey F. & Nurul H. (2011);                (Adzitey F. & Nurul H. 2011)

* Trưởng hợp 3 tác giả trở lên: Chỉ sự dụng họ tác giả chính sau đó dùng dấu nối (&) cs.

Ví dụ: Adzitey F. & cs. (2011);               (Adzitey F. & cs., 2011)

1.2. Cách trích dẫn nội dung kèm theo tên tác giả

* Cách 1: Ghi tên tác giả trích dẫn trước, nội dung trích dẫn  sau (không trích nguyên).

Ví dụ: Nguyễn Văn Toàn (2022)...

Nguyễn Văn Toàn & Đỗ Ngọc Đài (2022)…

Nguyễn Văn Toàn & cs. (2008)...

* Cách 2: Ghi nội dung trích dẫn trước tên tác giả trích dẫn sau

Ví dụ:  … (Nguyễn Văn Toàn, 2022);

… (Nguyễn Văn Toàn & Đỗ Ngọc Đài, 2022);

… (Adzitey F. & cs., 2011)

* Ghi chú: Nếu nội dung trích dẫn nguyên gốc đầy đủ, thì nội dung trích để trong ngoặc kép.

Ví dụ: Theo Nguyễn Văn Toàn (2022) “…”

Theo Nguyễn Văn Toàn & Đỗ Ngọc Đài (2022)  “…”

Theo Nguyễn Văn Toàn & cs. (2008) “…”

1.3. Trích dẫn nguồn đối với các số liệu bảng biểu, hình, sơ đồ: Ghi nguồn trích dẫn theo cú pháp: tên tác giả hoặc tên tổ chức cung cấp nguồn + (Năm) ghi dưới bảng biểu.

Ví dụ:  

Bảng 01. Lũy kế thu hút đầu tư tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007-2017

2. CÁCH TRÌNH BÀY DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.1. Tác giả (cá nhân, tổ chức) Việt Nam

* Trường hợp 1 tác giả: sử dụng đầy đủ họ tên (có dấu trong văn bản tiếng Việt và không có dấu trong văn bản tiếng Anh) theo đúng tài liệu gốc.

Cú pháp: Tên tác giả (năm). Tên bài (sách). Tên Tạp chí. Số Tạp chí: Từ trang đến trang 

Ví dụ: Võ Anh Khoa (2012). Ảnh hưởng của gen MYOG và LIF lên một số tính trạng kinh tế ở lợn. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 10(4): tr.620-626.

* Trường hợp 2 tác giả: Nối tên 2 tác giả bằng ký hiệu “&”.

Cú pháp: Họ và tên tác giả 1 & Họ và tên tác giả 2 (năm). Tên bài (sách). Tên Tạp chí. Số Tạp chí: Từ trang đến trang.

Ví dụ: Hà Xuân Bộ & Đỗ Đức Lực (2017). Nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ trang trại tại tỉnh Nam Định. Tạp chí Kinh tế Chấu Á Thái Bình Dương. Số 3: tr.8-14.

* Trường hợp 3 tác giả trở lên: Nối họ tên tác giả 1 với các tác giả sau bằng ký hiệu “& cs.,”.

Cú pháp: Họ và tên tác giả 1 & cs., (năm). Tên bài (sách). Tên Tạp chí. Số Tạp chí: Từ trang đến trang.

Ví dụ: Hà Xuân Bộ & cs., (2017). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ trang trại tại tỉnh Nam Định. Tạp chí Kinh tế Chấu Á Thái Bình Dương. Số 3: tr.8-14.

2.2. Tác giả (cá nhân, tổ chức)  nước ngoài: Thực hiện tương tự như tác giả là cá nhân, tổ chức của Việt Nam tuy nhiên chú ý họ đứng trước, viết tắt tên đệm và tên kèm theo dấu chấm “.” trong cả văn bản tiếng Việt và tiếng Anh.

- Ví dụ 1:

Adzitey F. & Nurul H. (2011). Pale soft exudative (PSE) and dark firm dry (DFD) meats: causes and measures to reduce these incidences - a mini review. International Food Reasearch Journal. 18: 11-20.

- Ví dụ 2:

Geraci C., Varzandi A. R., Schiavo G., Bovo S., Ribani A., Utzeri V. J., Galimberti G., Buttazzoni L., Ovilo C., Gallo M., Dall'Olio S. & Fontanesi L. (2019). Genetic markers associated with resistance to infectious diseases have no effects on production traits and haematological parameters in Italian Large White pigs. Livestock Science. 223: 32-38.

Địa chỉ liên hệ:  

Tạp chí khoa học Đại học Kinh tế Nghệ An

Địa chỉ: Số 51 - đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Email: tckh@naue.edu.vn

Tel: 0973993714


Bài viết khác